Xâm phạm quyền tác giả trên internet là gì? Bị xử lý thế nào?

Ngày nay, internet ngày càng trở nên phổ biến đã mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường thuận lợi cho nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet phát triển. Vậy đối tượng vi phạm bị xử lý thế nào?

1. Xâm phạm quyền tác giả là gì?

Để tìm hiểu thế nào là xâm phạm quyền tác giả trên internet thì trước hết cần phải biết quyền tác giả là gì? Xâm phạm quyền tác giả là gì?

Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 định nghĩa về quyền tác giả như sau:

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Có thể hiểu quyền tác giả là quyền của mình với tác phẩm do mình sáng tạo/sở hữu. Trong đó:

- Đối tượng được bảo hộ: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, quyền liên quan đến quyền tác giả (cuộc biểu diễn, ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng…)

- Quyền bảo hộ: Quyền nhân thân (đặt tên, đứng tên thật hoặc bút danh, công bố tác phẩm…) và quyền tài sản (làm tác phẩm phái sinh, sao chép trực tiếp, phát sóng, cho thuê bản gốc hoặc bản sao…) của tác phẩm.

Từ những phân tích trên, xâm phạm quyền tác giả có thể hiểu là các hành vi vi phạm đến việc bảo hộ quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu với tác phẩm của người đó.

Có thể kể đến một số hành vi xâm phạm quyền tác giả nêu tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật năm 2022 (sắp có hiệu lực từ 01/01/2023).

Nếu như tại Luật 2005 có liệt kê đầy đủ các hành vi xâm phạm quyền tác giả một cách cụ thể, chi tiết như: Mạo danh tác giả, sao chép tác phẩm trái phép, sửa chữa hoặc xuyên tạc tác phẩm khiến ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tác giả, không trả nhuận bút, thù lao, mạo danh chữ ký tác giả khi làm và bán tác phẩm…

Thì đến Luật sửa đổi 2022, các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tổng quát hơn: Xâm phạm quyền nhân thân, quyền tài sản, không thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ, che giấu hoặc tạo điều kiện để các hành vi xâm phạm quyền tác giả được thực hiện…

xam pham quyen tac gia tren internet

2. Xâm phạm quyền tác giả trên internet là gì?

Khái niệm xâm phạm quyền tác giả trên Internet hiện chưa được định nghĩa ở văn bản nào tuy nhiên có thể hiểu đây là hành vi xâm phạm liên quan đến quyền tác giả trên môi trường mạng internet.

Trong đó, mạng internet hiện nay phổ biến nhất bao gồm Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok… Bởi vậy, có thể hiểu, việc xâm phạm quyền tác giả trên internet là các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền tác giả được thực hiện trên Facebook, Google, Tiktok, Youtube…

Như phân tích ở trên, có thể kể đến các hành vi như chiếm đoạt, mạo danh tác giả, sao chép, sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc… các tác phẩm dưới mọi hình thức trên môi trường mạng.

Hiện nay, mạng xã hội đang phát triển không ngừng nhưng kéo theo đó, bên cạnh nhiều tác động tích cực thì có không ít tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Đặc biệt, khi hiện nay chưa có nhiều chế tài xử lý các vi phạm trên môi trường mạng trong đó có hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Đồng thời, không phải mọi quyền tác giả đều được bảo hộ trên môi trường mạng nên mỗi tác giả hoặc chủ sở hữu cần phải thực hiện các biện pháp để bảo hộ tác phẩm của mình trước các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

3. Xâm phạm quyền tác giả trên internet bị xử lý thế nào?

Hiện nay, các hành vi xâm phạm quyền tác giả tuỳ vào từng mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

- Phạt hành chính: Hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Có thể kể đến một số hành vi vi phạm thường gặp và mức phạt như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả

(Điều 18)

- Cá nhân: Từ 15 - 35 triệu đồng.

- Tổ chức: Từ 30 - 70 triệu đồng.

2

Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm

(Điều 10)

- Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm: Từ 03 - 05 triệu đồng.

- Xuyên tạc tác phẩm: Từ 05 - 10 triệu đồng.

3

Vi phạm về phân phối tác phẩm đến công chúng

(Điều 15)

- Cá nhân: Từ 10 - 30 triệu đồng.

- Tổ chức: Từ 20 - 60 triệu đồng.

- Chịu trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 225 Bộ luật Hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, người nào cố ý xâm phạm quyền tác giả thì có thể bị phạt theo các mức:

  • Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạt tiền từ 300 triệu đồng - 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm…
Trên đây là giải đáp về: Xâm phạm quyền tác giả trên internet. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 0938.36.1919 để được hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Người bị hại trong vụ án hình sự là những ai?

Người bị hại trong vụ án hình sự là những ai?

Người bị hại trong vụ án hình sự là những ai?

Người bị hại là một trong các đối tượng tham gia tố tụng hình sự bị thiệt hại về sức khỏe, tinh thần,… và được pháp luật quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ khi tham gia tố tụng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể về các vấn đề pháp lý liên quan đến người bị hại.