8 điểm mới của Thông tư 29/2024/TT-NHNN về quỹ tín dụng nhân dân

Ngày 28/6/2024, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, 08 điểm mới của Thông tư 29/2024/TT-NHNN cần lưu ý như sau.

1. Bổ sung quy định về thay đổi mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân

So với Thông tư 04/2015/TT-NHNN thì Thông tư 29/2024/TT-NHNN đã bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định thay đổi vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân trong từng trường hợp, cụ thể Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-NHNN như sau:

- Hội đồng quản trị quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ và báo cáo Đại hội thành viên tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất trong các trường hợp sau đây:

  • Tiếp nhận vốn góp của thành viên do kết nạp thành viên hoặc thành viên góp vốn bổ sung;

  • Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a(i), điểm a(ii), điểm a(iii) và điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN

- Đại hội thành viên quyết định việc tăng, giảm mức vốn điều lệ trong trường hợp sau:

  • Sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ khác theo quy định pháp luật và nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung vốn điều lệ;

  • Hoàn trả vốn góp cho thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.

Bên cạnh đó, hằng tháng Quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về số thành viên được kết nạp mới, số thành viên cho ra khỏi thành viên, tổng số vốn góp đã góp của thành viên, tổng số vốn góp đã hoàn trả trong tháng để thực hiện công tác quản lý, giám sát chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo.

8 Điểm mới của Thông tư 29/2024/TT-NHNN về quỹ tín dụng nhân dân
8 Điểm mới của Thông tư 29/2024/TT-NHNN về quỹ tín dụng nhân dân (Ảnh minh họa)

Trước đây Thông tư 04/2015/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Thông tư số 21/2019/TT-NHNN không quy định về hoạt động liên xã của Quỹ tín dụng nhân dân.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-NHNN, quỹ tín dụng nhân dân sẽ được hoạt động tại địa bàn xã liền kề với xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do chia, tách địa giới hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

So với Thông tư 04/2015/TT-NHNN, việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên trong quỹ tín dụng nhân dân đã có sự hạn chế hơn về mặt phạm vi các đối tượng nhận chuyển nhượng.

Theo đó, Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN đã quy định, thành viên quỹ tín dụng nhân dân chỉ được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho thành viên khác trong quỹ tín dụng, không còn được chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức không phải thành viên như trước đây.

Thông tư 04/2015/TT-NHNN trước đây không đề cập đến hoạt động báo cáo về việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên trong Quỹ tín dụng nhân dân.

Tuy nhiên, khoản 5 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN đã bổ sung quy định mới về việc hằng tháng, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính về việc chuyển nhượng phần vốn góp đối với thành viên có tỷ lệ vốn góp từ 5% đến 10% mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo.

Điều 20 Thông tư 29/2024/TT-NHNN đã sửa đổi quy định về Ban Kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, quy định về số lượng thành viên Ban Kiểm soát tương ứng với quy mô tài sản của quỹ tín dụng nhân dân được thay đổi như sau:

- Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 50 tỷ đồng thì Ban kiểm soát phải có ít nhất 01 thành viên. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 thành viên thì thành viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát;

- Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 50 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng thì Ban kiểm soát phải có ít nhất 02 thành viên;

- Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng trở lên thì Ban kiểm soát phải có ít nhất 03 thành viên.

Căn cứ Điều 23 Thông tư 29/2024/TT-NHNN, tùy thuộc vào quy mô vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân, các chức vụ bao gồm Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và Giám đốc chi nhánh cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tương ứng, cụ thể như sau:

(1) Tiêu chuẩn chung:

- Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 42 và Điều 43 Luật Các tổ chức tín dụng;

- Thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại tỉnh, thành phố nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trong thời gian đương nhiệm;

- Kế toán trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về kế toán;

(2) Tiêu chuẩn riêng đối với từng quỹ tín dụng có quy mô khác nhau như sau:

- Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản dưới 200 tỷ đồng cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có trình độ từ trung cấp trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kiểm toán hoặc ngành khác thuộc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên về ngành khác và

  • Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.

- Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng cần đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Có trình độ từ cao đẳng trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kiểm toán hoặc ngành khác thuộc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm hoặc có trình độ từ đại học trở lên về ngành khác và

  • Có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.

- Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 500 tỷ đồng trở lên cần đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Có trình độ đại học trở lên về một trong các ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kiểm toán hoặc ngành khác thuộc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm hoặc có trình độ từ đại học trở lên về ngành khác và

  • Có ít nhất 04 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm.

7. Không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán

Theo quy định mới tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 29/2024/TT-NHNN, hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân đã có sự hạn chế hơn so với trước đây.

Trong khi quy định cũ không giới hạn việc cho vay để hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán thì theo Thông tư mới, Quỹ tín dụng nhân dân sẽ không được cho khách hàng vay với mục đích để mua, đầu tư chứng khoán.
Điểm mới của Thông tư 29/2024/TT-NHNN
Quỹ tín dụng không cho vay tiền đầu tư chứng khoán từ 01/7/2024 (Ảnh minh họa)​

8. Quy định mới về niêm yết thông tin của thành viên Quỹ tín dụng nhân dân

Căn cứ Điều 30 Thông tư 29/2024/TT-NHNN, ngoài các nghĩa vụ theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN như trước đây thì từ thời điểm Thông tư 29/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành, Quỹ tín dụng nhân dân sẽ có trách nhiệm trong việc niêm yết, lưu giữ thông tin của thành viên Quỹ tín dụng nhân dân như sau:

- Niêm yết, lưu giữ tại trụ sở chính của quỹ tín dụng nhân dân và gửi báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các thông tin của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng bao gồm:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác mà cá nhân hoặc cá nhân và người có liên quan đứng tên sở hữu phần vốn góp, cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên, bao gồm cả phần vốn góp, cổ phần ủy quyền, ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác đứng tên;

  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác mà cá nhân và người có liên quan là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, kiểm soát viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc);

  • Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với người cung cấp thông tin;

  • Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương; người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với người cung cấp thông tin.

- Định kỳ hằng năm, quỹ tín dụng nhân dân công bố thông tin nêu trên (trừ Thông tin về người có liên quan là cá nhân của các thành viên) với Đại hội thành viên của quỹ tín dụng nhân dân.

Trên đây là 08 điểm mới của Thông tư 29/2024/TT-NHNN mà quỹ tín dụng nhân dân cần lưu ý.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Quy chuẩn mới nhất về nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm doanh nghiệp cần biết

Ngày 10/10/2024, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 19/2024/TT-BCT sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 48/2020/TT-BCT. Trong đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm mới về quy chuẩn đối với nhà xưởng và kho chứa hóa chất nguy hiểm

Mức phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt cao nhất với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.