Phân biệt Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam 2024

Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật rất cần thiết trong hoạt động kinh tế xã hội của Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng cũng như sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Vậy Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam khác nhau thế nào?

1. Phân biệt Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

phân biệt tiêu chuẩn và quy chuẩn
Phân biệt Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là bảng tiêu chí để phân biệt Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam để bạn đọc tham khảo:

Nội dung

Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN)

Định nghĩa

Là quy chuẩn về đặc tính kỹ thuật, yêu cầu quản lý dùng để làm chuẩn mực phân loại và đánh giá sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ/quá trình/môi trường hay các đối tượng khác trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả đối với các đối tượng này (được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11).

Là các quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật, yêu cầu về quản lý mà sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ/ quá trình/môi trường hay các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế, xã hội bắt buộc phải tuân thủ nhằm đảm bảo về an toàn, vệ sinh và sức khoẻ của con người; bảo vệ cho lợi ích và an ninh của quốc gia; bảo vệ động vật, thực vật và môi trường; bảo vệ quyền lợi của người sử dụng và các yêu cầu cần thiết khác (được quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006).

Phân loại

Gồm có 05 loại, cụ thể là:

- Tiêu chuẩn cơ bản.

- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật.

- Tiêu chuẩn thuật ngữ.

- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển, bảo quản.

- Tiêu chuẩn phương pháp thử.

(Theo quy định tại Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ).

Gồm có 05 loại, cụ thể là:

- Quy chuẩn kỹ thuật chung, gồm có các quy định về kỹ thuật, quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý/nhóm sản phẩm hay hàng hoá, dịch vụ và quá trình.

- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn.

- Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ.

- Quy chuẩn kỹ thuật quá trình.

(Theo quy định tại Điều 28 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006).

Nguyên tắc áp dụng

Tự nguyện áp dụng.

Bắt buộc áp dụng.

Đối tượng áp dụng

Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, môi trường, quá trình theo những tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế hay khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài hoặc QCVN, quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định.

Sản phẩm, hàng hoá, môi trường, dịch vụ, hay quá trình có liên quan đến an toàn và sức khỏe, môi trường mang tính chất bắt buộc.

Đơn vị ban hành

Tổ chức.

Cơ quan có thẩm quyền.

Đơn vị công bố

Gồm có:

- Cơ quan Nhà nước.

- Tổ chức kinh tế.

- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Đơn vị sự nghiệp.

Cơ quan Nhà nước.

Áp dụng trong thương mại

Sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh.

Sản phẩm không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Phạm vi áp dụng

Toàn lãnh thổ Việt Nam hoặc trong phạm vi quản lý của tổ chức - đơn vị công bố tiêu chuẩn.

Toàn lãnh thổ Việt Nam hoặc từng địa phương và trong phạm vi của từng lĩnh vực/ngành.

Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa TCVN và QCVN là:

- TCVN chỉ mang tính chất để khuyến nghị, khuyến cáo và việc áp dụng mang tính tự nguyện.

- QCVN được cơ quan có thẩm quyền ban hành và bắt buộc phải áp dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các hoạt động kinh tế, xã hội,...

2. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực QCVN và TCVN 

phân biệt tiêu chuẩn và quy chuẩn
Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực QCVN và TCVN (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại Điều 6 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006, các nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực QCVN và TCVN như sau:

- QCVN và TCVN phải đảm bảo nâng cao được chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế, xã hội, sức cạnh tranh của sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ trên thị trường.

- QCVN và TCVN phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn và an ninh quốc gia cũng như vệ sinh và sức khỏe con người, quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan; đảm bảo bảo vệ thực, động vật và môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý.

- Hoạt động trong lĩnh vực QCVN và TCVN đảm bảo công khai, minh bạch, không có sự phân biệt đối xử, không gây ra các trở ngại không cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh và thương mại. Việc xây dựng các tiêu chuẩn đảm bảo có sự tham gia và đồng thuật của các bên liên quan.

- Việc xây dựng QCVN và TCVN đảm bảo phải:

  • Dựa trên sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, những kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu sử dụng hiện tại và xu hướng phát triển nền kinh tế, xã hội.

  • Sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài để làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với các điều kiện địa lý, khí hậu hay kỹ thuật, công nghệ tại Việt Nam hoặc gây ảnh hưởng cho lợi ích của quốc gia.

  • Ưu tiên quy định về các yêu cầu đối với tính năng sử dụng sản phẩm/hàng hóa, hạn chế quy định các yêu cầu chỉ mang tính mô tả/thiết kế chi tiết.

  • Đảm bảo về tính thống nhất của hệ thống QCVN và TCVN.

3. 3 hành vi bị cấm trong lĩnh vực QCVN và TCVN

Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực QCVN và TCVN được quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006, gồm có các hành vi sau:

- Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực QCVN và TCVN để gây phiền hà, cản trở, sách nhiệm cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, thương mại của các tổ chức và cá nhân.

- Thông tin hoặc quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong hoạt động lĩnh vực QCVN và TCVN.

- Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực QCVN và TCVN để gây phương hại cho lợi ích của quốc gia và quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Trên đây là những thông tin về Phân biệt Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam 2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp, hiệu quả và khắc phục một số tồn tại, hạn chế tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.