Nhãn sinh thái Việt Nam là gì? Tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam

Hiện nay có nhiều mặt hàng được dán nhãn sinh thái Việt Nam, nhãn này có ý nghĩa như thế nào? Tiêu chí để được cấp nhãn sinh thái Việt Nam được quy định như thế nào?
Nhãn sinh thái Việt Nam là gì?
Nhãn sinh thái Việt Nam là gì? (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 nhãn sinh thái Việt Nam là loại nhãn dành cho các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường do những cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp chứng nhận.

Khi cấp nhãn sinh thái Việt Nam, việc quan trắc, phân tích và đánh giá sự phù hợp để đối chứng với các tiêu chí cấp Nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm/dịch vụ bắt buộc phải được tổ chức thực hiện quan trắc môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, bên cạnh đó việc tổ chức đánh giá sự phù hợp các tiêu chí phải tuân thủ quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cùng với pháp luật về đo lường cùng các quy định pháp luật khác có liên quan.

Về việc phân loại nhãn sinh thái, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 19/2009/TT-BKHCN, nhãn sinh thái bao gồm 3 loại nhãn như sau:

  • Thứ nhất là nhãn kiểu I: Nhãn cấp cho những sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất;

  • Thứ hai là nhãn kiểu II: Nhãn được doanh nghiệp tự công bố, do những doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối đưa ra dựa trên việc tự đánh giá hoặc do đánh giá của một bên thứ ba;
  • ​Cuối cùng là nhãn kiểu III: Nhãn tự nguyện của doanh nghiệp sản xuất và cung ứng theo đề xuất từ các chương trình tự nguyện của ngành kinh tế hoặc từ tổ chức kinh tế.

​2. Lợi ích của nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái được sử dụng nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người tiêu dùng biết về sự thân thiện với môi trường hơn đối với sản phẩm, dịch vụ đó khi so sánh với các sản phẩm, dịch vụ khác.

Theo đó, Nhãn sinh thái được thực hiện nhằm tăng cường sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ môi trường thông qua khuyến khích các việc sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường.

Tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam
Tiêu chí nhãn sinh thái Việt Nam (Ảnh minh họa)

Căn cứ nội dung tại Điều 76 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, tiêu chí đánh giá nhãn sinh thái Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá tác động đối với toàn bộ vòng đời của sản phẩm/dịch vụ từ quá trình khai thác nguyên liệu đến sản xuất, phân phối, sử dụng và cuối cùng là tái chế sau khi thải bỏ là gây hại ít hơn cho môi trường khi so sánh với sản phẩm cùng loại.

Nội dung tiêu chí đánh giá Nhãn sinh thái Việt Nam đối với từng sản phẩm/dịch vụ là do cơ quan có thẩm quyền quy định. Về cơ bản, các tiêu chí để xét cấp nhãn sinh thái Việt Nam sẽ bao gồm: Tiêu chí chung và những tiêu chí cụ thể như là về nguyên vật liệu, nhiên liệu; công nghệ sản xuất; đặc tính kỹ thuật,... (Mẫu số 01 Phụ lục VIII của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT).

Sản phẩm để được cấp Nhãn sinh thái ở Việt Nam phải đáp ứng tất cả những tiêu chí Nhãn sinh thái  Việt Nam (do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định) và chủ thể có yêu cầu phải thực hiện thủ tục, trình tự xin cấp chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam theo đúng quy định.

Căn cứ Điều 147 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì có thể khái quát các bước để sản phẩm được cấp Nhãn sinh thái ở Việt Nam như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam

Căn cứ Điều 146 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, hồ sơ này bao gồm:

- Văn bản đề nghị chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam

- Báo cáo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam

- Kết quả thử nghiệm sản phẩm (thời hạn không quá 06 tháng)

- Bản vẽ/bản chụp kiểu dáng công nghiệp (kích cỡ 21 cm X 29 cm) và thuyết minh thông số kỹ thuật sản phẩm.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đến Bộ Tài nguyên & Môi trường

Bước 3: Đánh giá hồ sơ và cấp chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam

  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ thì trong thời hạn 05 ngày, Bộ Tài nguyên & Môi trường xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ; Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

  • Sau thời điểm nhận được bộ hồ sơ cấp chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam đầy đủ và hợp lệ thì trong thời hạn 30 ngày, Bộ Tài nguyên & Môi trường thực hiện trình tự sau:

  • Thành lập hội đồng để đánh giá;

  • Khảo sát thực tế

  • Họp hội đồng để đánh giá các tiêu chí cấp chứng nhận;

  • Nếu cần thiết có thể tiến hành trưng cầu giám định để đánh giá.

  • Sau khi có kết quả của hội đồng đánh giá, Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam. Nếu sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam, thì ra thông báo bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân biết (có rõ lý do không được cấp).

Lưu ý:

  • Sau khi được cấp chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam mà có mong muốn tiếp tục được chứng nhận thì sớm nhất là trước 03 tháng khi quyết định chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam hết hiệu lực, thì phải có hồ sơ đề nghị chứng nhận theo quy định nêu trên.

  • Trường hợp có các thay đổi những thông số kỹ thuật, đặc tính của sản phẩm, dịch vụ có những thay đổi khác có liên quan đến bộ tiêu chí Nhãn sinh thái Việt Nam thì phải gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tài nguyên & Môi trường để đánh giá, chứng nhận theo quy về cấp đổi và thu hồi.

Trên đây là các quy định liên quan đến nội dung nhãn sinh thái Việt Nam là gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?