Mức chuẩn hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng mới nhất

Người có công với cách mạng đang được quy định mức chuẩn trợ cấp là bao nhiêu? Có tăng hay không? Điều kiện và đối tượng được hưởng chế độ đối với người có công với cách mạng là gì? Đây là những nội dung được đề cập đến tại bài viết sau đây.
Mức chuẩn hưởng trợ cấp ưu đãi của người có công với cách mạng
Mức chuẩn hưởng trợ cấp ưu đãi của người có công với cách mạng (Ảnh minh họa)

Cụ thể căn cứ quy định hiện hành tại Điều 3 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 77/2024/NĐ-CP) thì mức chuẩn hưởng trợ cấp ưu đãi của người có công với cách mạng được đề cập như sau:

“Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi

1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).

2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.”

Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được nâng từ mức 2.055.000 đồng lên 2.789.000 đồng. Mức chuẩn mới này được áp dụng từ ngày 1/7/2024.

Điều kiện được hưởng chế độ ưu đãi
Điều kiện được hưởng chế độ ưu đãi (Ảnh minh họa)

Căn cứ nội dung tại Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 có quy định 12 nhóm đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Như vậy, nếu một người được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc một trong các nhóm người có công với cách mạng được quy định, thì người này sẽ được hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, cụ thể:

Đối tượng

Điều kiện, tiêu chuẩn

I. Nhóm người hoạt động cách mạng từ trước 01/01/1945


 

Thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, sau đây:

“a) Đã tham gia một tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Được kết nạp hoặc kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Đông Dương trước ngày 19 tháng 8 năm 1945.”

II. Người hoạt động cách mạng từ sau ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Được công nhận khi thuộc một trong các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

“a) Đã tham gia tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương và sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến;

b) Đã hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của từng địa phương sau đó tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến và khi hoạt động ở cơ sở trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa của địa phương là Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm Việt Minh, Bí thư Nông dân cứu quốc, Bí thư Thanh niên cứu quốc, Bí thư Phụ nữ cứu quốc cấp xã hoặc tương đương; đội trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng của đội, tổ, nhóm tự vệ chiến đấu, tuyên truyền giải phóng, thanh niên cứu quốc, nông dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thiếu nhi cứu quốc ở địa phương chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã; người được kết nạp vào tổ chức Việt Minh sau đó được giao nhiệm vụ ở lại địa phương hoạt động phát triển cơ sở cách mạng; người tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau ngày khởi nghĩa đến ngày 31 tháng 8 năm 1945 giữ một trong các chức vụ người đứng đầu quy định tại điểm này hoặc tham gia tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

c) Người hoạt động cách mạng quy định tại điểm a và điểm b khoản này không tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc không đủ sức khỏe.”

IV. Liệt sĩ

Người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc hy sinh vì lợi ích của Nhà nước, Nhân dân được cơ quan nhà nước xem xét công nhận là liệt sĩ khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, sau đây:

“a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;

c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

d) Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

h) Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

i) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội;

l) Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong;

m) Mất tích trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i và k khoản này và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ.”

V. Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Thỏa mãn điều kiện được truy tặng hoặc được tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” như sau:

“Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:

1. Có 2 con trở lên là liệt sĩ;

2. Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

3. Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ;

4. Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;

5. Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.”

(Điều 2 Pháp lệnh số 36-L/CTN năm 1994, sửa đổi bởi Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13)

VI. Gồm hai danh  hiệu là Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Tiêu chuẩn, điều kiện công nhận “Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến” và “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” được quy định tại Điều 20 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

“1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” theo quy định của pháp luật.

2. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” trong thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.”

VII. Gồm hai đối tượng là:

+ Đầu tiên là “Thương binh” 

+ Tiếp theo là “Người được hưởng chính sách như thương binh”

Tiêu chuẩn, điều kiện công nhận “Thương binh” và “Người hưởng chính sách như thương binh” được quy định tại Điều 23 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

“1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

c) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

d) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

h) Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

i) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

k) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

2. Người không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh và cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.”

VIII. Bệnh binh

Tiêu chuẩn, điều kiện được công nhận là “Bệnh binh” được đề cập cụ thể tại khoản 1 Điều 26 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

“1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.”

IX. Người hoạt động kháng chiến mà bị nhiễm chất độc hóa học

Tiêu chuẩn, điều kiện công nhận “Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học” được quy định tại khoản 1 Điều 29 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

“1. Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K và một số địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bị nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp sau thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”:

a) Mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21 % trở lên;

b) Vô sinh;

c) Sinh con dị dạng, dị tật.”

X. Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế mà bị địch bắt tù đày

Tiêu chuẩn, điều kiện công nhận được quy định chi tiết tại Điều 32 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 bao gồm: 

“Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày trong thời gian bị tù, đày không khai báo thông tin có hại cho cách mạng, kháng chiến, không làm tay sai cho địch thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.”

XI. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc/bảo vệ Tổ quốc/làm nghĩa vụ quốc tế

Quy định điều kiện công nhận đối với nhóm đối tượng này được cụ thể tại Điều 35 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

“Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến và được Nhà nước khen tặng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến, Huy chương Chiến thắng.”

Người có công giúp đỡ cách mạng


 

Tiêu chuẩn, điều kiện công nhận “Người có công giúp đỡ cách mạng” được quy định tại Điều 38 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 như sau:

“Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước khen tặng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

2. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến;

3. Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến.”

Như đã trình bày nêu trên, Pháp lệnh 02 hiện nay quy định có đến 12 nhóm người có công với cách mạng. Tại Điều 5 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 có quy định tùy theo mỗi nhóm đối tượng cụ thể, mà người có công với cách mạng cùng thân nhân có thể được hưởng chế độ ưu đãi như sau:

  • Thứ nhất là các chế độ trợ cấp: Người có công với cách mạng có thể được nhận trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng và trợ cấp một lần;

  • Thứ hai là các những chế độ ưu đãi như là:

(i) Bảo hiểm y tế

(ii) Cấp dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp, phương tiện/thiết bị phục hồi chức năng 

(iii) Chế độ điều dưỡng để phục hồi sức khỏe;

(iv) Hỗ trợ học đến trình độ đại học tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

(v) Được hưởng chế độ ưu tiên khi tuyển sinh và hỗ trợ tạo việc làm;

(vi) Hỗ trợ cải thiện nhà ở dựa vào công lao và hoàn cảnh của mỗi người hoặc khi gặp khó khăn về nhà ở;

(vii) Được hưởng chính sách miễn/giảm tiền sử dụng đất khi nhận giao đất ở hoặc khi chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở hoặc khi được công nhận quyền sử dụng đối với đất ở hoặc được miễn, giảm khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

(viii) Hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho mục đích sản xuất, kinh doanh;

(ix) Ưu tiên được giao/cho thuê đất/mặt nước/mặt nước biển; được ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

(x) Miễn hoặc giảm thuế.

Trên đây là thông tin về “Mức chuẩn hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng”.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Từ 01/7/2024, trường hợp nào bắt buộc phải ra ngân hàng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng?

Từ 01/7/2024, trường hợp nào bắt buộc phải ra ngân hàng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng?

Từ 01/7/2024, trường hợp nào bắt buộc phải ra ngân hàng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng?

Ngày 01/7/2024, sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học, người dân hoàn toàn có thể thực hiện chuyển các giao dịch trên 10 triệu đồng qua tài khoản ngân hàng như bình thường. Tuy nhiên, vẫn có 04 trường hợp bắt buộc phải ra ngân hàng khi chuyển khoản trên 10 triệu đồng mà người dân cần lưu ý.