Quy định về tổ chức lễ tang cấp Nhà nước

Ai sẽ được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước? Lễ tang cấp Nhà nước sẽ được tổ chức như thế nào? Lễ tang cấp Nhà nước có được đăng tin trên các phương tiện truyền thông không? Cùng tìm hiểu những nội dung liên quan Lễ tang cấp Nhà nước tại bài viết bên dưới.
Lễ tang cấp Nhà nước
Lễ tang cấp Nhà nước (Ảnh minh họa)

Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 105/2012/NĐ-CP, đối tượng được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước khi từ trần là những cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ 1 trong những chức vụ sau đây:

+ Thứ nhất là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

+ Thứ hai là Phó Chủ tịch nước;

+ Thứ ba là Phó Thủ tướng Chính phủ;

+ Thứ tư là Phó Chủ tịch Quốc hội;

+ Thứ năm là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Thứ sáu là Chánh án Toà án nhân dân tối cao;

+ Thứ bảy là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Thứ tám là Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Cuối cùng là Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ có hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945.

Ngoài ra, đối với trường hợp người từ trần giữ 01 trong những chức vụ nêu trên mà bị kỷ luật thì việc tổ chức Lễ tang được thực hiện theo hình thức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức.

Lễ tang cấp Nhà nước
Lễ tang cấp Nhà nước (Ảnh minh họa)

Lễ tang cấp Nhà nước có được đăng tin trên các phương tiện truyền thông, cụ thể thì tại Điều 25 Nghị định 105/2012/NĐ-CP có quy định về việc đưa tin và đăng tin trên phương tiện thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước được thực hiện như sau:

- Đối với việc đưa tin buồn:
Khi chưa có thông báo chính thức từ Ban Tổ chức Lễ tang thì những phương tiện thông tin đại chúng chỉ được phép đưa tin vắn về người từ trần.

Sau khi thành lập Ban Tổ chức Lễ tang và khi việc tổ chức Lễ tang chính thức được công bố thì phương tiện thông tin đại chúng mới được phép đưa tin và đăng bài viết về người từ trần.

- Đối với việc đăng tin trên các phương tiện thông tin

+ Báo Nhân dân và những cơ quan báo chí tại Trung ương & địa phương đưa tin buồn; tiểu sử và hình ảnh của người từ trần; cũng như thông báo thông tin Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng cùng lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước;

+ Đài Tiếng nói Việt Nam cùng Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam tường thuật và truyền hình tại Lễ viếng, Lễ truy điệu.

Địa điểm tổ chức lễ tang cấp Nhà nước được quy định tại Điều 26 Nghị định 105/2012/NĐ-CP như sau:

- Lễ tang cấp Nhà nước được tổ chức tại một trong các địa điểm sau:

+ Nhà tang lễ Quốc gia (địa chỉ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) nếu tổ chức ở Hà Nội;

+ Nhà tang lễ (địa chỉ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) hoặc Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175, nếu tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngoài ra, Điều này cũng quy định về địa điểm an táng như sau:

+ An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) hoặc nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh

+ Điện táng, hỏa táng hoặc an táng tại quê hương hay tại nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình người từ trần.

Căn cứ Điều 23 Nghị định 105/2012/NĐ-CP, Lễ tang cấp Nhà nước sẽ do Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức thực hiện, cụ thể:

- Đối với Ban Lễ tang Nhà nước

+ Ban Lễ tang Nhà nước do Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập bao gồm từ 20 - 25 thành viên đại diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan nơi người từ trần đang hoặc đã từng công tác và cùng địa phương quê hương, nơi sinh của người từ trần.

+ Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP

+ Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là 1 trong các đồng chí sau: Ủy viên Bộ Chính trị; Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc là Phó Chủ tịch Quốc hội.

- Đối với Ban Tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước:

+ Ban Tổ chức Lễ tang do Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập. Ban Tổ chức Lễ tang bao gồm từ 10  - 15 thành viên đại diện cho Bộ, Ban ngành tại Trung ương và địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần cùng đại diện của gia đình.

+ Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ  trợ giúp Ban Lễ tang Nhà nước điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang và cơ quan tham gia tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP

+ Tùy theo chức danh của người từ trần mà Trưởng ban tổ chức Lễ tang sẽ là một trong các đồng chí sau: Bộ trưởng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước hoặc Chánh Văn phòng của các cơ quan có chức danh tại Điều 21 Nghị định 105/2012/NĐ-CP.

Trên đây là thông tin liên quan đến quy định về Lễ tang cấp Nhà nước.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?