Cảnh giác thủ đoạn mạo danh công ty điện lực gọi đe dọa cắt điện

Giả danh Công ty điện lực gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản không phải là chiêu thức lừa đảo mới nhưng vẫn nhiều người bị mắc bẫy. Theo dõi bài viết sau của LuatVietnam để tìm hiểu rõ hơn về chiêu thức lừa đảo gọi cắt điện này.

1. Người dân cảnh giác trước cuộc gọi “cắt điện nếu không nộp tiền”

Vào những tháng cao điểm nắng nóng, nguồn điện yếu tố quna trọng để phục vụ cho nhu cầu công việc và sinh hoạt. Lợi dụng điều này, các đối tượng xấu giả danh nhân viên của điện lực gọi điện cho người dân yêu cầu nộp tiền điện hoặc thậm chí là dọa cắt điện nếu không nộp tiền.

Cụ thể, các đối tượng xấu gọi điện cho nạn nhân với nội dung như:

Khách hàng sử dụng điện cao bất thường, chúng tôi sẽ cắt điện trong thời gian tới.

- Khách đang vi phạm ở một hợp đồng khác, chúng tôi sẽ cắt điện trong vòng 2 giờ nữa hoặc 2 giờ nữa hợp đồng điện của khách hàng sẽ bị cắt tính từ thời điểm nhận được cuộc gọi này.

- Thông báo đến khách hàng về việc đang còn nợ tiền điện bên công ty và cần phải thanh toán gấp số tiền điện còn đang nợ này nếu người dân không chịu hợp tác thì chúng sẽ dọa rằng cắt điện ngay trong ngày hoặc ngay trong ngày hôm sau.

- Bạn đang sử dụng điện cao bất thường, chúng tôi sẽ cắt điện trong thời gian tới, vui lòng bấm số 9 để được gặp nhân viên điện lực tư vấn.

Sau khi bấm số 9 theo yêu cầu, đường dây điện thoại sẽ phát ra giọng nói như nhân viên tổng đài đề nghị nạn nhân cung cấp tên và địa chỉ để kiểm tra.

Căn cứ và các thông tin mà nạn nhân cung cấp, chúng thông báo khách hàng đang nợ tiền điện và dọa nạt sẽ gửi hồ sơ sang công an nếu không chuyển tiền điện. Số tài khoản mà chúng yêu cầu chuyển tiền là số tài khoản lạ cho chúng chỉ định.

Như vậy, chỉ cần lơ là, mất cảnh giác và hoảng sợ trước lời dọa nạt của kẻ xấu, nạn nhân đã dễ dàng mắc bẫy, hậu quả là tiền mất, tật mang. Thực tế người dân phản ánh, số tiền các đối tượng lừa đảo yêu cầu chuyển khoản lên đến cả vài chục triệu đồng.
 

lua-dao-goi-cat-dien
Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo gọi cắt điện (Ảnh minh họa)

2. Tổng Công ty điện lực ra khuyến cáo, mọi người dân cần lưu ý

Đứng trước nguy cơ thủ đoạn lừa đảo ngày một lan rộng, Công an TP. Hồ Chí Minh đề nghị người dân cần cẩn thận trước các cuộc gọi có yêu cầu chuyển tiền.

Trường hợp khách hàng còn nợ tiền điện, Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh sẽ có thông báo qua các hình thức:

- Thông qua SMS có tên thương hiệu EVNHCMC;

- Thông qua thư điện tử: emailcskh@hcmpc.com.vn ;

- Thông qua ứng dụng EVNHCMC CSKH;

Đặc biệt, nhân viên điện lực sẽ gọi điện để thông báo khách hàng thanh toán đúng hạn và thông báo tạm ngưng cung cấp điện sau 15 ngày.

Khi nhận được cuộc gọi nghi ngờ mạo danh, người dân cần xác thực thông tin như: Nhân viên Công ty Điện lực thuộc quận, huyện nào? Lưu ý, không chuyển tiền theo yêu cầu nếu chưa xác thực thông tin liên quan đến người tự xưng là nhân viên điện lực cũng như thông tin về số tiền điện còn nợ.

Chú ý: Trong mọi trường hợp cần xác minh thông tin có thể gọi điện đến tổng đài chăm sóc của các Tổng công ty Điện lực tại:

- Miền Bắc: 19006769;

- Miền Trung: 19001909;

- Miền Nam: 19001006;

- TP Hà Nội: 19001288;

- TP Hồ Chí Minh: 1900545454.

Bạn cần biết: Cách kiểm tra số điện thoại vừa gọi đến có phải lừa đảo hay không?

3. Chẳng may bị lừa chuyển khoản, lấy lại tiền thế nào?

Ngay sau khi phát hiện bị lừa đảo chuyển tiền, nạn nhân cần bình tĩnh và gọi điện tới ngân hàng mở thẻ để thông báo việc lừa đảo và tạm thời yêu cầu khóa thẻ.. Sau khi tiếp nhận thông tin sự việc, phía ngân hàng sẽ tạm thời phong tỏa tài khoản và tiến hàng xác minh tài khoản gửi và tài khoản nhận.

Để có cơ hội lấy lại tiền, nạn nhân cần tố giác ngay với cơ quan công an về hành vi lừa đảo. Trong đó, trường hợp nộp đơn tố giác gửi lên cơ quan công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

Đơn trình báo công an;

- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Trường hợp tới tố cáo trực tiếp tại cơ quan công an, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.

Trên đây là giải đáp về Cảnh giác thủ đoạn mạo danh công ty điện lực gọi đe dọa cắt . Mọi vấn đề còn vướng mắc ui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tình tiết "thành khẩn khai báo ăn năn hối cải": Hiểu sao cho đúng?

Tình tiết

Tình tiết "thành khẩn khai báo ăn năn hối cải": Hiểu sao cho đúng?

Thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải là tình tiết giảm nhẹ được nhắc đến tương đối nhiều. Tuy vậy không phải ai cũng biết rõ khi áp dụng tình tiết này được tính là một hay hai tình tiết giảm nhẹ. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng về tình tiết" thành khẩn khai báo ăn năn hối cải"?

Sản phẩm OCOP là gì? Những tiêu chí để được công nhận sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP là gì? Những tiêu chí để được công nhận sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP là gì? Những tiêu chí để được công nhận sản phẩm OCOP

Sau hơn 05 năm triển khai, chương trình OCOP đã được thực hiện rộng rãi và đạt được nhiều hiệu quả trên khắp các tỉnh thành trên đất nước. Vậy sản phẩm OCOP là gì? Làm thế nào để sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về sản phẩm OCOP nhé.  

Thị phần là gì? Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh

Thị phần là gì? Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh

Thị phần là gì? Cách xác định thị phần theo Luật Cạnh tranh

Đối với doanh nghiệp khi mới bước vào thị trường, việc tìm kiếm và xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp là điều hết sức quan trọng. Thị phần sẽ giúp công ty làm điều đó. Vậy thị phần là gì? Làm sao xác định được thị phần? Bài viết dưới đây  sẽ làm rõ những vấn đề này.

Du lịch là gì theo Luật Du lịch? Chính sách phát triển du lịch hiện hành

Du lịch là gì theo Luật Du lịch? Chính sách phát triển du lịch hiện hành

Du lịch là gì theo Luật Du lịch? Chính sách phát triển du lịch hiện hành

Những năm qua, du lịch Việt Nam đang phát triển rất nhanh, mở ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và quảng bá văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế. Vậy hiểu theo Luật Du lịch, du lịch là gì. Nhà nước có chính sách phát triển du lịch như thế nào? Bài đọc này sẽ giải đáp thắc mắc cho chúng ta. Cùng theo dõi nhé!

Quản lý là gì? Người quản lý có vai trò như thế nào trong tổ chức?

Quản lý là gì? Người quản lý có vai trò như thế nào trong tổ chức?

Quản lý là gì? Người quản lý có vai trò như thế nào trong tổ chức?

Quản lý là hoạt động quan trọng nhất trong một tổ chức, nhằm đảm bảo cho tổ chức có thể vận hành ổn định và hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Vậy quản lý là gì? Người quản lý đóng vai trò như thế nào trong tổ chức, mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết bên dưới.

Chính khách là gì? Con đường để trở thành chính khách

Chính khách là gì? Con đường để trở thành chính khách

Chính khách là gì? Con đường để trở thành chính khách

Chính khách hay nhà chính trị, chính trị gia là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong Đảng và Nhà nước ta. Vậy chính khách là gì? Đến nay, cách hiểu về chính khách vẫn chưa thực sự rõ ràng. Để hiểu rõ hơn Chính khách là gì?, cùng tham khảo những thông tin dưới đây.