Hiện đại hoá là gì? Xã hội hiện đại hoá thể hiện như thế nào?

Thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ của cách mạng số, cuộc đua công nghệ hiện đại hoá đa ngành trong toàn cầu. Vậy hiện đại hoá là gì và tại sao lại trở thành xu hướng của mọi quốc gia? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

1. Hiện đại hoá là gì?

Hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi xã hội truyền thống trở nên tiến bộ văn minh hơn với việc áp dụng thành tựu công nghệ khoa học, tư tưởng mới trong các lĩnh vực để quản lý và tăng trưởng. Các giá trị quy tắc cũ được biến đổi hay thay thế bằng các giá trị mới trở nên phù hợp thời đại.

Hiện đại hoá là gì?
Hiện đại hoá là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Các giai đoạn hình thành quá trình hiện đại hoá xã hội

Công nghệ là cơ sở dẫn đến sự biến đổi giữa các thời kỳ xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Theo WW Rostow - nhà kinh tế học người Mỹ đã chỉ ra 05 giai đoạn phát triển kinh tế tổng quát theo hướng hiện đại như sau:

  • Giai đoạn xã hội truyền thống: là giai đoạn sơ khai của nền kinh tế thuần nông, sản xuất thủ công với chính sách tự cung tự cấp là chính. Mọi sản phẩm tạo ra không có giá trị thương mại cao và không có nhiều sự thay đổi thành phần kinh tế.
  • Giai đoạn tiền công nghiệp: bắt đầu có những đổi mới về quy mô và kĩ thuật trong nông nghiệp. Các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư các ý tưởng mới (chế tạo, cải tiến, nghiên cứu…) và thương mại bắt đầu hoạt động nhộn nhịp, xuất nhập khẩu từng bước lưu thông trong khu vực.
  • Giai đoạn công nghiệp hóa: bước nhảy vọt phát triển không ngừng về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ ứng dụng đa ngành và kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng đều. Có thể nói đây là thời điểm vàng của nền cách mạng công nghiệp đổi mới.
  • Giai đoạn hậu công nghiệp: có mức tăng trưởng cao nhất và phát triển bền vững hoạt động kinh tế. Nhiều ngành công nghiệp mới xuất hiện như công nghiệp dịch vụ và công nghiệp công nghệ cao nhằm đáp ứng tiêu chuẩn sống hiện đại của người dân, góp phần làm đa dạng hoá kinh tế quốc gia.
  • Giai đoạn tiêu dùng cao: khi xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng tỷ lệ thuận với mức sống cao và chất lượng. Công nghiệp hiện đại hoá tập trung giải quyết nhu cầu sử dụng hàng hoá đa dạng tiện lợi, có hiệu quả thương mại kinh tế lớn.
Các siêu thị lớn hiện đại đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng mạnh của người dân hiện nay
Các siêu thị lớn hiện đại đáp ứng nhu cầu hàng hóa tăng mạnh của người dân hiện nay (Ảnh minh hoạ)

Chiều hướng hiện đại hoá được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, thuyết của WW Rostow cũng có một số hạn chế và không áp dụng hoàn toàn cho mọi quốc gia. Thế nhưng, đây cũng là tiền đề để các nhà nghiên cứu tập trung phân tích và có hướng đi phù hợp khác.

3. Tính hiện đại hoá thể hiện ở những khía cạnh nào?

Khoa học công nghệ phát huy tính đa dạng và hữu ích trong các khía cạnh cuộc sống, cụ thể:

3.1 Chính trị

Tính chất phân hoá đầu tiên kể đến là cấu trúc bộ máy chính trị trong từng thời đại. Ở mỗi giai đoạn, sự phân cấp từ đơn giản đến phức tạp trong thể chế chính trị, cách thức tổ chức hoạt động quyền lực, thực hiện luật pháp trong xã hội… có thể thấy khác biệt như sau:

Thời kỳ cổ đại:

  • Quyền lực chính trị nằm trong tay một số người nhất định (vua, quý tộc) và chuyển giao theo nguyên tắc"cha truyền - con nối", các quan chức được bổ sung qua kế thừa hoặc được lựa chọn. Hệ thống quy định luật pháp được sử dụng dưới hình thức quyền lực tín ngưỡng, có thể có kết hợp với tôn giáo thần linh là chính.
  • Quyền lực và lợi ích tập trung hoàn toàn vào giai cấp cầm quyền. Người dân thường ít có quyền tham gia vào các quyết định chính trị, hạn chế về quyền cá nhân tự do, ít được bảo vệ.

Thời Kỳ trung cổ:

  • Các cuộc xung đột diễn ra trong thời gian này liên tục và hình thành nhiều cơ chế chính trị mới. Quyền lực được phân chia giữa các nhóm quý tộc và nắm quyền lực lớn ở một số lĩnh vực nhất định, quyền lực của vua và quan chức cấp cao bị hạn chế lại.
  • Điểm nổi bật là chế độ đại chúng bắt đầu xuất hiện. Những công dân có quyền tham gia bầu cử thông qua các cuộc họp đại chúng để quyết định vấn đề chính trị. Ngoài ra chế độ tôn giáo cũng sở hữu quyền lực quan trọng trong chính trị. Cuối thời kỳ, nhiều quốc gia đã có những cải cách về hệ thống pháp luật, tập trung vào mục tiêu hợp tác phát triển ngoại giao giữa các quốc gia với những chính sách kinh tế mới.

Thời kỳ hiện đại

  • Chế độ chính trị cơ bản bao gồm thể chế quân chủ, thể chế cộng hòa và thể chế cộng hoà xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, có một số chế độ chính phủ khác như chính phủ phái sinh, chính phủ hỗn hợp,... hình thành ở nhiều quốc gia với những đặc điểm vận hành tổ chức chính trị đa dạng.
  • Bên cạnh đó, các quốc gia hiện đại cũng có các cơ quan tổ chức độc lập thực thi các chức năng quản lý chuyên biệt. Vì vậy, quyền lực được phân chia và kiểm soát dựa trên quy trình pháp lý có hệ thống từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, dân chủ được coi là trung tâm và bắt buộc đảm bảo mọi quy chế dân chủ cơ sở được xây dựng phục vụ cho nhân dân, quyền công dân được thực thi qua các quy định pháp luật ban hành.

Tóm lại, tính hiện đại trong chính trị có xu hướng phát triển theo các cơ chế phân quyền và dân chủ. Theo Samuel Huntington, nhà khoa học chính trị người Mỹ, hiện đại hóa chính trị bao gồm ba yếu tố cơ bản là hợp lý hóa quyền lực, phân hóa cơ cấu và mở rộng sự tham gia chính trị.

3.2 Kinh tế

Tính quy luật phát triển kinh tế hiện đại điển hình ở những đặc điểm này:

- Công nghệ khoa học: Là yếu tố tiên quyết để một nền kinh tế thuần nông bước sang nền kinh tế công nghiệp hoá. Các công cụ đầu tiên được cải tiến có kĩ thuật tinh vi và đa dụng hơn, cơ sở vật chất được nâng cao đảm bảo áp dụng thiết bị máy móc.

Nhờ sự ra đời của công nghệ thông tin, truyền thông, năng lượng, vật liệu… mà hàng hoá được lưu thông mạnh mẽ trên thị trường, hoạt động thương mại không ngừng tăng trên trường quốc tế.

- Quản trị kinh tế: Là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của nền kinh tế. Những mô hình quản lý hiệu quả được ứng dụng hàng loạt như quản lý chất lượng toàn diện, quản lý chuỗi cung ứng… dần thay thế cho các mô hình bảo thủ truyền thống. Nhờ những chính sách quản lý mới mà hiệu suất làm việc gia tăng, quy mô kinh tế được mở rộng, giá trị hàng hoá cũng đạt mức tăng trưởng mạnh để cạnh tranh trên thị trường.

- Sự xuất hiện của kinh tế số: Là kỷ nguyên mới cho nền kinh tế hiện đại với sự phát triển ồ ạt của công nghệ kỹ thuật, internet, các giao dịch điện tử trở nên phổ biến. Cuộc cách mạng số đang từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế sang hướng tự động hóa quy trình sản xuất, tối ưu hóa nguồn tài chính và mở rộng mô hình kinh doanh hướng O2O (online to offline), mô hình IoT (internet of Things)...

Kinh tế số - xu hướng phát triển thời hiện đại
Kinh tế số - xu hướng phát triển thời hiện đại (Ảnh minh hoạ)

Các doanh nghiệp tổ chức luôn không ngừng đi tìm câu trả lời cho những chiến lược mang tính hiện đại hoá là gì vì mục tiêu tạo nên các giá trị kinh tế bền vững, đảm bảo những tiềm năng mới trong mối liên kết công nghệ mở rộng tính toàn cầu hoá được thực hiện một cách bền vững và có lợi cho các bên.

3.3 Văn hoá

Hiện đại hóa là một quá trình biến đổi văn hóa xã hội. Tác động của quá trình hiện đại về mặt tích cực có thể kể đến là sự phát triển các hình thức sáng tạo mới, chẳng hạn như điện ảnh và truyền hình. Các sản phẩm, hoạt động văn hoá được ứng dụng các kỹ thuật công nghệ và phương tiện truyền thông để quảng bá và phục vụ đại chúng dần được ưa chuộng và có sức hút mạnh mẽ.

Tuy nhiên, văn hóa truyền thống ít nhiều bị hạn chế bởi xu hướng thời thượng. Việc cân bằng văn hoá truyền thống và tính hiện đại rất cần thiết để đạt tới sự hài hoà và gìn giữ các giá trị tinh hoa không bị mai một. Công nghệ hiện đại một lần nữa trở thành công cụ đắc lực trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

3.4 Xã hội

Xã hội hiện đại gắn liền với ý tưởng về một xã hội công nghiệp và xu hướng đô thị hoá là một trong những động lực chính đẩy mạnh cách mạng công nghiệp hiện đại. Các thành phố dần xuất hiện và chiếm tỷ trọng lớn về sản xuất và đào tạo ngành nghề. Các nhu cầu về sức khỏe, giải trí, học tập… được đáp ứng chất lượng. Hệ thống hạ tầng đô thị và dịch vụ cộng đồng được nâng cao.

Đô thị hoá là quá trình phát triển tất yếu của cuộc sống hiện đại trong xã hội
Đô thị hoá là quá trình phát triển tất yếu của cuộc sống hiện đại trong xã hội (Ảnh minh hoạ)

3.5 Nhân khẩu học

Sự thay đổi đáng kể về dữ liệu nhân khẩu học trong thời hiện đại thấy rõ nhất ở dân số có sự khác biệt so với những thời đại trước. Cơ cấu dân số ở các nước phát triển có dấu hiệu tăng trưởng chậm, xu hướng già hoá hơn các nước đang phát triển.

Tuy vậy, nhờ áp dụng các thành tựu công nghệ hiện đại và thay đổi trong giáo dục, tư tưởng con người tiến bộ rất nhiều. Ngoài những thách thức quản lý về mặt dân số thì những điểm mới trong quan niệm giới tính cũng là một trong những điểm sáng của thời hiện đại, điển hình là vai trò của người phụ nữ dần được khẳng định ở nhiều lĩnh vực.

3.6 Giáo dục

Giáo dục đóng vai trò thiết yếu trong xã hội. Kiến thức được con người truyền thụ và sử dụng để tạo ra giá trị, thúc đẩy sự đổi mới. Tầm quan trọng của giáo dục có thể được nhận ra từ việc phổ cập tối ưu, xóa mù chữ là mục tiêu mà các quốc gia không ngừng phấn đấu ngày nay.

Các trường học hiện đại được trang bị đầy đủ các thiết bị âm thanh kỹ thuật giúp con người phát triển chuyên môn một cách toàn diện hơn. Cơ sở vật chất hiệu quả cung cấp khả năng tiếp cận và học hỏi ở mọi đối tượng và công nghệ phù hợp được sử dụng hướng dẫn giảng dạy. Các mô hình học tập đa dạng và phù hợp với không gian và thời gian của người dân, không bó hẹp phạm vi nhất định.

3.7 Tâm lý

Mỗi giai đoạn xã hội sẽ hình thành một tâm lý chung để thích nghi với môi trường sống, con người là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất. Một số tính cách đặc trưng là tính linh hoạt và năng động, khả năng độc lập tự chủ, sáng tạo và đổi mới và khả năng hòa nhập cộng đồng…

Ở môi trường cung cấp đủ phương tiện phát triển như thời hiện đại, con người quan niệm rằng họ cần phát huy tối đa tiềm năng của bản thân để phục vụ cho xã hội cũng như tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn.

4. Thách thức và cơ hội của quá trình hiện đại hoá xã hội

Trong bối cảnh hiện đại với nhiều cơ hội đổi mới không ngừng về khoa học công nghệ, xã hội cũng đối mặt với không ít thách thức do hậu quả của cuộc cách mạng số. Vấn đề môi trường luôn là tiêu điểm nhức nhối song song với sự phát triển kinh tế. Toàn cầu đối diện với nguy cơ biến đổi khí hậu, thiếu hụt nguồn tài nguyên, mất cân bằng sinh thái… Đây là những vấn đề cấp bách mà chúng ta đang đối mặt giải quyết từng ngày.

Tuy nhiên, con người cũng đang tích cực nắm bắt các cơ hội phát triển mới thân thiện môi trường bằng những tiến bộ công nghệ, nâng cao nhận thức hành động bảo vệ môi trường. Các mô hình sử dụng năng lượng xanh (năng lượng gió, nước, mặt trời..) được sử dụng để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và nguy cơ cạn kiệt các năng lượng không tái tạo được.

Chiến dịch ngày Trái Đất bảo vệ môi trường
Chiến dịch ngày Trái Đất bảo vệ môi trường (Ảnh minh hoạ)

Truyền thông có sức ảnh hưởng lớn trong vai trò tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến từng cá thể. Các phương tiện xã hội và thông tin đại chúng đã quyết liệt thực hiện các chiến dịch phong trào sống xanh sống khỏe, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, hạn chế rác thải…Đây chính là những hành động thiết thực vì môi trường trong xã hội hiện đại.

Những tiện ích mà công nghệ khoa học mang lại cho cuộc sống con người có ý nghĩa hết sức to lớn. Không thể phủ nhận được chúng ta ngày nay đang được sống trong một môi trường đầy đủ với những khả năng đa dạng và sáng tạo không ngừng.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc nhìn thấy được toàn cảnh xã hội hiện đại hoá là gì và những thách thức trong tương lai mà con người cần khắc phục hiệu quả. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quản lý là gì? Người quản lý có vai trò như thế nào trong tổ chức?

Quản lý là gì? Người quản lý có vai trò như thế nào trong tổ chức?

Quản lý là gì? Người quản lý có vai trò như thế nào trong tổ chức?

Quản lý là hoạt động quan trọng nhất trong một tổ chức, nhằm đảm bảo cho tổ chức có thể vận hành ổn định và hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Vậy quản lý là gì? Người quản lý đóng vai trò như thế nào trong tổ chức, mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết bên dưới.

Quân nhân là gì? Điều kiện để trở thành quân nhân chuyên nghiệp

Quân nhân là gì? Điều kiện để trở thành quân nhân chuyên nghiệp

Quân nhân là gì? Điều kiện để trở thành quân nhân chuyên nghiệp

Quân nhân là một lực lượng nòng cốt có vai trò vô cùng quan trọng trong đội ngũ của quân đội Việt Nam. Vậy Quân nhân là gì? Quân nhân chuyên nghiệp là gì? Điều kiện để trở thành quân nhân chuyên nghiệp như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Quốc hội là gì? Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội

Quốc hội là gì? Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội

Quốc hội là gì? Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội

Quốc hội là cơ quan quan trọng và có tầm ảnh hướng lớn trong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Vậy Quốc hội là gì? Quốc hội có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quát về Quốc hội.