Thứ tự hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật

Để quản lý Nhà nước và điều chỉnh các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Nhà nước đã ban hành rất nhiều loại văn bản như Luật, Nghị định, Thông tư... Sau đây là giải thích về thứ tự hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật và chức năng cụ thể.

Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 giải thích, văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản có chứa quy phạm pháp luật và phải được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự cũng như thủ tục quy định trong Luật này.

Đồng thời, sắp xếp thứ tự hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật tại Điều 4 và hướng dẫn cụ thể về nội dung, thẩm quyền của các văn bản này tại Chương 2 như sau:

thu tu hieu luc phap ly cua cac van ban phap luat
Giải thích thứ tự hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật (Ảnh minh họa)

STT

Loại văn bản

1

Hiến pháp

Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong tất cả các loại văn bản quy phạm pháp luật. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

(Theo khoản 1 Điều 119 Hiến pháp 2013)

2

Bộ Luật, Luật

Nghị quyết của Quốc hội

- Quốc hội ban hành Luật quy định về:

  • Tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước;
  • Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
  • Chính sách cơ bản về tất cả các lĩnh vực…

Nghị quyết của Quốc hội quy định:

  • Phân chia các khoản thu, chi giữa ngân sách trung ương và địa phương;
  • Thí điểm chính sách mới;
  • Thời hạn áp dụng Luật, Nghị quyết của Quốc hội;
  • Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
  • Đại xá;
  • Các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

3

Pháp lệnh

- Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH)

- Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH với:

  • Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (MTTQ);
  • Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ.

Quy định những vấn đề Quốc hội giao UBTVQH

Các Nghị quyết trên có nội dung:

  • Giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh;
  • Tạm ngưng/kéo dài thời hạn áp dụng Pháp lệnh, Nghị quyết;
  • Bãi bỏ Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH;
  • Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND);
  • Quy định các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBTVQH.

4

Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước

Nội dung quy định:

  • Động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp.
  • Các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

5

Nghị định của Chính phủ

Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ

Nội dung của Nghị định quy định:

  • Chi tiết các điều khoản trong các Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh đã được thông qua;
  • Các biện pháp thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước;

- Các biện pháp thực hiện chính sách thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;

-Vấn đề cần thiết trong thẩm quyền của Quốc hội, UBTVQH nhưng chưa đủ điều kiện thành Luật/Pháp lệnh.

  • Quy định chi tiết những vấn đề được luật giao;
  • Hướng dẫn một số vấn đề cần thiết trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

6

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Quy định về các biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước.

Biện pháp chỉ đạo các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương

7

Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Nội dung hướng dẫn áp dụng pháp luật trong xét xử.

8

Thông tư, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan

Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước

Thông tư của mỗi cơ quan quy định chi tiết về các điều khoản được giao trong Luật, Nghị quyết.

Thông tư liên tịch quy định về việc phối hợp thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng và phòng, chống tham nhũng.

Quy định chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán và hồ sơ kiểm toán.

9

Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh

Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định:

  • Chi tiết các điều khoản được giao trong văn bản quy phạm cấp trên;
  • Chính sách, biện pháp thi hành văn bản quy phạm của cơ quan cấp trên;
  • Biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh tại địa phương…

10

Quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh

Nội dung của Quyết định do UBND cấp tỉnh ban hành quy định về:

  • Chi tiết điều khoản được giao trong văn bản quy phạm của cơ quan cấp trên;
  • Biện pháp thi hành văn bản của cơ quan cấp trên;
  • Biện pháp quản lý nhà nước ở địa phương.

11

Văn bản quy phạm của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Quy định những vấn đề được giao tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội và biện pháp quản lý nhà nước ở địa phương.

12

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện

Quy định những vấn đề được giao tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội, phân cấp cho chính quyền địa phương.

13

Quyết định của UBND cấp huyện

Quy định những vấn đề được giao tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội, phân cấp cho chính quyền địa phương.

14

Nghị quyết của HĐND cấp xã

Quy định những vấn đề được giao tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội

15

Quyết định của UBND cấp xã

Quy định những vấn đề được giao tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội

Trên đây là thứ tự hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật và nội dung, thẩm quyền ban hành cụ thể. Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192  của LuatVietnam để được giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?

Nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?

Nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?

Nơi thường trú thường được hiểu đơn giản là nơi ở tạm thời trong một khoảng thời gian để sinh sống, làm việc, học tập... Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, người dân phải thực hiện một số thủ tục thì mới được xác nhận nơi tạm trú. Vậy pháp luật quy định nơi tạm trú là gì? Nơi tạm trú có ý nghĩa như thế nào?

6 việc cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân gắn chip

6 việc cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân gắn chip

6 việc cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân gắn chip

Căn cước công dân là giấy tờ nhân thân được sử dụng trong hầu hết các giao dịch, thủ tục hành chính. Do đó, việc đổi từ Chứng minh nhân dân 9 số sang Căn cước công dân 12 số cũng sẽ ảnh hưởng không ít đến các giấy tờ liên quan. Sau đây là 06 việc cần làm sau khi được cấp Căn cước công dân mà người dân cần chú ý.