Những nội dung nào trong Hiến pháp 2013 sắp được sửa đổi?

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 dự kiến được thông qua trước 30/6/2025. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam những nội dung trong Hiến pháp 2013 được đề xuất sửa đổi.

LuatVietnam tổng hợp các nội dung trong Hiến pháp 2013 được đề xuất sửa đổi căn cứ theo dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

1. Sửa đổi quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 

Căn cứ

Quy định tại Hiến pháp 2013

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Điều 9

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thể hiện ý chí, nguyện vọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; phản ánh ý kiến, kiến nghị của Nhân dân đến các cơ quan nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, điều lệ của mỗi tổ chức. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.

Những nội dung trong Hiến pháp 2013 được sửa đổiTổng hợp những nội dung trong Hiến pháp 2013 được sửa đổi (Ảnh minh họa)

2. Bổ sung quy định Công đoàn Việt Nam là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia 

Căn cứ

Quy định tại Hiến pháp 2013

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Điều 10

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động; là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Bỏ quyền trình dự án luật trước Quốc hội đối với cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận 

Căn cứ

Quy định tại Hiến pháp 2013

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Khoản 1 Điều 84

Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

4. Sửa đổi quy định liên quan đến đơn vị hành chính

Điều này phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp. Cụ thể:

Căn cứ

Quy định tại Hiến pháp 2013

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Điều 110

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

- Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Điều 110

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngcác đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

5. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính

Quy định trước đây tại khoản 2 Điều 110 Hiến pháp 2013 , việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 đề xuất việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương do Quốc hội quy định.

6. Bỏ trường hợp Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn

Khoản 2 Điều 115 Hiến pháp 2013 quy định:

“2. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 đã bỏ Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dânthay Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân bằng người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân. Thay đổi này phù hợp với chủ trương kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện.

7. Thủ tướng có thể chỉ định chủ tịch UBND tỉnh thành sau sáp nhập

Nội dung này nêu tại khoản 3 Điều 2 của dự thảo. Cụ thể, khi kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm 2025 thì không tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp;...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp;

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ định Ủy viên Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hình thành sau sắp xếp và chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp;...

Ngoài ra, dự thảo còn thay thế, bỏ cụm từ "cấp chính quyền địa phương" ở một số quy định:

Căn cứ

Quy định tại Hiến pháp 2013

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Khoản 2 Điều 111

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.

Khoản 1 Điều 114

Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Theo Kế hoạch 05/KH-UBDTSĐBSHP, thời gian lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 bắt đầu từ ngày 06/5/2025 đến ngày 05/6/2025.
Về hình thức góp ý, cá nhân, tổ chức có thể:
- Góp ý trực tuyến trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
- Gửi văn bản đến các cơ quan được phân công tổng hợp ý kiến.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm tại các cơ quan, tổ chức, địa phương.
- Tổ chức lấy ý kiến tại địa phương theo quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Trên đây là thông tin những nội dung trong Hiến pháp 2013 được sửa đổi.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

5+ điều cần biết về thi tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025

5+ điều cần biết về thi tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025

5+ điều cần biết về thi tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025

Việc tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 về cơ bản vẫn giữ như năm 2024. Tuy nhiên, năm nay vẫn có một số điều chỉnh nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) và tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.

5+ điều cần biết về thi tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025

5+ điều cần biết về thi tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025

5+ điều cần biết về thi tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025

Việc tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 về cơ bản vẫn giữ như năm 2024. Tuy nhiên, năm nay vẫn có một số điều chỉnh nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) và tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.