Hướng dẫn chi tiết cách tính phụ cấp công đoàn

Ở doanh nghiệp, cán bộ công đoàn có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối người lao động với người sử dụng lao động. Để cán bộ công đoàn làm tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình, pháp luật đã dành cho họ những phụ cấp nào?

Theo quy định tại Quyết định 1439/QĐ-TLĐ, các loại phụ cấp dành cho cán bộ công đoàn bao gồm:

- Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở trở lên hoạt động kiêm nhiệm;

- Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn - người đảm nhiệm các chức danh từ Tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử; được cấp công đoàn có thẩm quyền chỉ định, công nhận, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công đoàn, gồm cán bộ công đoàn chuyên trách và không chuyên trách.

cách tính phụ cấp công đoàn

Hướng dẫn chi tiết cách tính phụ cấp công đoàn (Ảnh minh họa)

Cụ thể chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị như sau:

Mức phụ cấp

=

Hệ số phụ cấp

x

Tiền lương tối thiểu công đoàn cơ sở đang thu kinh phí công đoàn

Trong đó:

- Tiền lương tối thiểu công đoàn cơ sở đang thu kinh phí công đoàn: Xem chi tiết tại đây.

- Hệ số phụ cấp:

+ Phụ cấp kiêm nhiệm:

Đối tượng áp dụng:

  • Chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm;
  • Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm

Hệ số:

TT

Số lao động

Hệ số phụ cấp

Chủ tịch

Phó Chủ tịch

1

Dưới 150 lao động

0,2

0,15

2

Từ 150 - 500 lao động

0,25

0,2

3

Từ 500 - 2.000 lao động

0,3

0,25

4

Từ 2.000 - 4.000 lao động

0,4

0,3

5

Từ 4.000 - 6.000 lao động

0,5

0,4

6

Từ 6.000 - 8.000 lao động

0,6

0,5

7

Trên 8.000 lao động

0,7

0,6

+ Phụ cấp trách nhiệm:

Đối tượng áp dụng:

  • Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở;
  • Chủ tịch công đoàn bộ phận;
  • Tổ trưởng công đoàn;
  • Kế toán, Thủ quỹ kiêm nhiệm của công đoàn cơ sở.

Hệ số:

TT

Số lao động

Hệ số phụ cấp

Ủy viên Ban chấp hành, Kế toán

Ủy viên Ủy ban kiểm tra, Chủ tịch công đoàn bộ phận

Tổ trưởng, Thủ quỹ

1

Dưới 150 lao động

0,14

0,12

0,12

2

Từ 150 - 500 lao động

0,15

0,13

0,13

3

Từ 500 - 2.000 lao động

0,18

0,15

0,13

4

Từ 2.000 - 4.000 lao động

0,21

0,18

0,13

5

Từ 4.000 - 6.000 lao động

0,25

0,21

0,13

6

Từ 6.000 lao động trở lên

0,3

0,25

0,13

Lưu ý:

- Công đoàn cơ sở căn cứ khả năng nguồn kinh phí được sử dụng và nhu cầu thực tế của đơn vị để điều chỉnh đối tượng, mức chi, thời gian chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp, nhưng phụ cấp kiêm nhiệm không quá hệ số 0,7; phụ cấp trách nhiệm không quá hệ số 0,3.

- Cán bộ công đoàn chỉ được hưởng 01 mức phụ cấp kiêm nhiệm hoặc phụ cấp trách nhiệm cao nhất.

>> 4 điều cần biết về công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 đã bổ sung quy định quan trọng để ghi nhận quá trình làm việc, thời gian đóng BHXH ở nước ngoài của người đi xuất khẩu lao động để xét lương hưu ở Việt Nam. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động từ 01/7/2025 tới đây.