So sánh tội phạm và vi phạm hành chính mới nhất

Tội phạm và vi phạm hành chính đều là những hành vi vi phạm pháp luật, có những điểm giống và khác nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc thắc mắc trên.

Tội phạm và vi phạm hành chính là gì? Ví dụ minh hoạ

Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tội phạm (vi phạm hình sự) là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự/pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý/vô ý xâm phạm đến:

Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, nên văn hoá và quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm về quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; xâm phạm các lĩnh vực khác về trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự theo quy định.

Tội phạm và vi phạm hành chính là gì?
Tội phạm và vi phạm hành chính là gì? (Ảnh minh hoạ)

Ví dụ: Người nào có hành vi mua bán trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật của nhà nước hoặc bí mật công tác thì bị phạt từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt từ 03 tháng - 02 năm (Căn cứ theo khoản 1 Điều 342 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân/tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định pháp luật thì phải bị xử phạt vi phạm hành chính (Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012)

Theo khoản 2 Điều 2 Luật này, xử phạt hành chính là việc người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân/tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định về xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ: Người nào có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt từ 300.000 - 500.000 đồng. Đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực về trật tự công cộng (Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

So sánh tội phạm và vi phạm hành chính mới nhất

*Giống nhau:

- Tội phạm (vi phạm hình sự) và vi phạm hành chính đều là hành vi vi phạm pháp luật.

- Chủ thể vi phạm đều phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm của mình.

So sánh tội phạm và vi phạm hành chính mới nhất
So sánh tội phạm và vi phạm hành chính mới nhất (Ảnh minh hoạ)

*Khác nhau:

Nội dung

Tội phạm

Vi phạm hành chính

Luật điều chỉnh

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.

Định nghĩa

Tội phạm (vi phạm hình sự) là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự/pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý/vô ý xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, nên văn hoá và quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm về quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; xâm phạm các lĩnh vực khác về trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự theo quy định.

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân/tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định pháp luật thì phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đối tượng xâm phạm

Xâm phạm các mối quan hệ được Bộ luật Hình sự bảo vệ như: sức khỏe, tính mạng, tài sản,...

Xâm phạm đến các quy định về quản lý hành chính nhà nước.

Chủ thể thực hiện

Chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại, cá nhân.

Chủ thể vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân.

Mức độ nguy hiểm của hành vi

Nặng hơn. Chủ yếu là các hình phạt liên quan đến việc làm hạn chế các quyền tự do của người phạm tội.

Nhẹ hơn. Chủ yếu đánh vào yếu tố về vật chất, tinh thần của người vi phạm như: Cảnh cáo, phạt tiền,...

Thẩm quyền xử phạt

Do Tòa án xét xử

Tùy theo trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao cho các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý, trong đó chủ yếu là cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Biện pháp xử lý

Bị xử lý bằng chế tài hình sự, trong đó có các hình phạt làm hạn chế các quyền tự do, thậm chí là tước quyền sống của con người như: Phạt tù, tử hình,.... và để lại án tích.

Bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn, không để lại án tích như tội phạm.

Thủ tục xử lý

Tội phạm vị truy tố trước Tòa án theo trình tự thủ tục quy định, có thể có sự tham gia của Luật sư để bảo đảm đến mức cao nhất của người vi phạm, bị kết án khi có chứng cứ đầy đủ, rõ ràng sau các thủ tục xét hỏi, tranh tụng công khai, bình đẳng tại Toà án.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính chủ yếu mang tính quyền lực đơn phương từ cơ quan hành chính nhà nước. Pháp luật quy định người vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, tố cáo.

Tiền án, tiền sự

Người phạm tội có bản án xét xử của Toà án bị xem là có tiền án.

Bị ghi tiền sự, nếu vi phạm hành vi có tính chất hình sự nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Trên đây là những thông tin về so sánh tội phạm và vi phạm hành chính. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến: 19006192 để được giải đáp.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành có quy định nhiều tình tiết tăng nặng khi quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu các tình tiết tăng nặng bao gồm: Vi phạm hành chính có tổ chức; Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ; Vi phạm hành chính có quy mô lớn.