So sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai điều khoản gần như có trong mọi hợp đồng thương mại. Tuy nhiên đây là hai biện pháp khác nhau được áp dụng khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại về cơ bản có một số điểm tương đồng sau:

- Áp dụng với các hợp đồng có hiệu lực;

- Là trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia hợp đồng;

- Phát sinh do có hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm.

phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

So sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại (Ảnh minh họa)

Điểm khác biệt giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Do đều được áp dụng trong hợp đồng thương mại nên không ít người nhầm lẫn phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại là một chế tài. Để phân biệt cần dựa vào các tiêu chí:

Tiêu chí

Phạt vi phạm

Bồi thường thiệt hại

Căn cứ

Điều 300 Luật Thương mại 2005

Điều 302 Luật Thương mại 2005

Khái niệm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận

=> Bên bị vi phạm chỉ được phạt bên vi phạm khi có thỏa thuận trong hợp đồng

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm

=> Được bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có thỏa thuận

Mục đích

- Ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích của các bên trong hợp đồng;

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng.

- Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm;

- Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bù đắp thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm.

Căn cứ áp dụng chế tài

Do thỏa thuận trong hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ 3 yếu tố:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng;

- Có thiệt hại thực tế;

- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (Nói cách khác giữa hành vi vi phạm và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả)

Mức áp dụng chế tài

Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

Giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

=> Theo giá trị thiệt hại thực tế + lợi nhuận trực tiếp (nếu không có hành vi vi phạm)

Nghĩa vụ của các bên

Thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản phạt vi phạm

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ:

- Chứng minh tổn thất;

- Hạn chế tổn thất.

Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

- Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại;

- Trường hợp không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

>> Phân biệt hợp đồng và hợp đồng thương mại dễ hiểu nhất

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.