Trả lời:
Do lô thuốc chữa bệnh được vận chuyển qua biên giới Việt Nam thuộc hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép nhưng Anh/Chị không có giấy phép nhập khẩu, nên căn cứ điểm b khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, lô thuốc trên bị coi là hàng hóa nhập lậu. Theo đó, hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu sẽ phải chịu mức phạt theo khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, hành vi trên có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 5 Điều 15 của Nghị định nêu trên như sau:
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Căn cứ khoản 2 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13: “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.”
Vì vậy, quyết định xử phạt hành chính và yêu cầu tiêu hủy lô thuốc không có giấy tờ là đúng với pháp luật. Theo đó, Anh/Chị phải nộp phí theo yêu cầu để tiêu hủy số thuốc trên.
Xem thêm: Khi nào được tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính
Trên đây là nội dung tư vấn cho câu hỏi kinh phí để tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính do ai phải chịu dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!