Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp nào?

Trong một số trường hợp nhất định, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhưng không bị xử phạt. Cụ thể, không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp nào?

Ai là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính?

​Ai là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính?Ai là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính? (Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính gồm có:

- Người từ đủ 14 - 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm do lỗi cố ý.

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính đối với mọi vi phạm hành chính.

- Người thuộc lực lượng quân đội, công an nhân dân vi phạm hành chính bị xử lý vi phạm hành chính như công dân khác.

Trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép/chứng chỉ hành nghề/đình chỉ hoạt động có thời hạn, liên quan đến an ninh quốc phòng thì người xử phạt phải đề nghị cơ quan, đơn vị quân đội, công an nhân dân có thẩm quyền xử lý vi phạm.

- Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đối với mọi vi phạm mình gây ra.

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, trên tàu bay có quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ Việt Nam thì bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với hành vi vi phạm của mình, trừ trường hợp trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Lưu ý: Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật không áp dụng đối với người nước ngoài.

Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp dưới đây:

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết: Tại khoản 1 Điều 171 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tình thế cấp thiết, đó là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ thực tế đe dọa trực tiếp đến lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác mà không còn cách nào khác buộc phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần phải ngăn chặn.

Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp nào?Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp nào? (Ảnh minh họa)

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng: Phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của cá nhân vì mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác mà chống trả lại một cách cần thiết với người đang có hành vi xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp nói trên.

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do có sự kiện bất ngờ: Theo khoản 13 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể lường trước, thấy trước được hoặc không buộc phải thấy trước được hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội mà mình gây ra.

- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do xảy ra sự kiện bất khả kháng: Theo khoản 14 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan mà không thể lường trước được, không thể khắc phục được hậu quả mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép.

  • Sự kiện xảy ra một cách khách quan được hiểu là những gì tồn tại độc lập, bên ngoài, không phụ thuộc bởi chủ thể hoạt động.

  • Sự kiện không thể lường trước là sự kiện xảy ra nằm ngoài khả năng dự đoán của các bên, một cách bất ngờ mà trước đó chưa được ai nhắc, nói đến.

  • Sự kiện không thể khắc phục được là các sự kiện xảy ra mà các bên không thể khắc phục được dù bên có nghĩa vụ đã nỗ lực áp dụng các bên pháp cần thiết và trong khả năng của mình để khắc phục tác động, hậu quả của sự kiện này.

- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính: Căn cứ theo khoản 15 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người không có năng lực trách nhiệm hành chính được hiểu là người thực hiện hành vi vi phạm khi đang mắc các bệnh về tâm thần hoặc bệnh khác mà làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của bản thân mình.

Do đó, người không có năng lực trách nhiệm về hành chính thì không phải chịu trách nhiệm về các hậu quả, biện pháp cưỡng chế được quy định tại quy pháp pháp luật hành chính hiện hành.

- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính: Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đối tượng bị xử lý vi phạm về hành chính là người từ đủ 14 - 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm do lỗi cố ý và người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính đối với mọi vi phạm hành chính.

Trên đây là những thông tin về vấn đề không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp nào. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến: 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Vi phạm hành chính có tổ chức, tính chất côn đồ là gì?

Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành có quy định nhiều tình tiết tăng nặng khi quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Trong phạm vi bài viết này, cùng tìm hiểu các tình tiết tăng nặng bao gồm: Vi phạm hành chính có tổ chức; Vi phạm hành chính có tính chất côn đồ; Vi phạm hành chính có quy mô lớn.