Vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt như thế nào?
Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp thực hiện hành vi vi phạm mà trước đó đã thực hiện nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hạn xử lý. Cá nhân, tổ chức vi phạm nhiều lần sẽ bị xử phạt thế nào?
Xử phạt trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần
Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hạn hiệu lực xử lý (khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
Theo điểm d khoản 1 Điều 3 Luật này, một người vi phạm nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, vi phạm hành chính nhiều lần lại là tình tiết tăng nặng (theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính). Theo đó, nếu đối tượng thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần thì chỉ bị xử phạt đối với 1 hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
Như vậy, nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị xử phạt một lần và áp dụng tình tiết tăng nặng để đảm bảo nguyên tắc có lợi hơn cho cá nhân/tổ chức vi phạm.
Vi phạm hành chính nhiều lần bị xử phạt như thế nào? (Ảnh minh họa)
Phân biệt vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm
Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt… hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý (khoản 6 Điều 2 Luật này).
Đối chiếu với định nghĩa vi phạm hành chính nhiều lần nêu trên, có thể thấy, về bản chất, tái phạm và vi phạm nhiều lần khác nhau ở điểm đã bị xử lý vi phạm hay chưa.
Tức là, vi phạm nhiều lần thì việc vi phạm phải xảy ra trước thời điểm bị xử lý hành chính. Còn tái phạm thì xảy ra sau thời điểm xử lý hành chính và chưa hết thời hiệu để xác định là chưa bị xử lý hành chính.
>> Vi phạm hành chính không bị xử phạt khi nào?
Hậu Nguyễn
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6199 hoặc gửi câu hỏi tại đây

Đăng ký Kênh Youtube LuatVietnam
Để xem chính sách mới tại đây
- Bao nhiêu tuổi được làm Căn cước công dân? (17/05/2022 14:11)
- Hướng dẫn làm hộ chiếu online, nhận tận tay tại nhà từ 01/6/2022 (16/05/2022 16:00)
- Làm lý lịch tư pháp có lâu không? Hết bao nhiêu tiền? (14/05/2022 19:00)
- Trình độ học vấn là gì? Trình độ chuyên môn là gì? (13/05/2022 16:00)
- Làm lý lịch tư pháp cần chuẩn bị giấy tờ gì? (12/05/2022 14:27)
- 3 thay đổi đáng chú ý về học bằng lái xe ô tô từ 15/6/2022 (11/05/2022 15:00)
- Hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em mới nhất (06/06/2019 09:30)
- Giá trị pháp lý của bản sao chứng thực và bản sao từ sổ gốc (05/06/2019 14:09)
- Nên công chứng ở Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng? (04/06/2019 09:50)
- Hướng dẫn thủ tục xin xác nhận không có tiền án mới nhất (03/06/2019 20:29)
- Infographic: Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng mới nhất (03/06/2019 09:30)