Đổi CMND sang CCCD có ảnh hưởng tới thủ tục hưởng bảo hiểm?

Khi muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp hay bảo hiểm xã hội một lần, việc đổi từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang thẻ Căn cước công dân (CCCD) làm đổi số thẻ, liệu có khiến người lao động gặp khó?

Câu hỏi: Xin LuatVietnam giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi là công nhân có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 5 năm 9 tháng. Vừa rồi tôi vừa xin nghỉ việc, tôi muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp rồi 01 năm sau sẽ nhận nốt bảo hiểm xã hội một lần vì không có nhu cầu đóng tiếp. Vậy cho tôi hỏi, trước đây tôi đăng ký bảo hiểm bằng CMND 9 số, giờ tôi đã đổi thành Căn cước công dân, vậy, tôi có gặp khó khăn gì khi nhận bảo hiểm không? Tôi xin cảm ơn.

Chào bạn. Về câu hỏi của bạn, LuatVietnam xin giải đáp đến bạn như sau:

Khi đổi từ Chứng minh nhân dân 9 số sang thẻ Căn cước công dân thì số thẻ của công dân sẽ thay đổi. Vì thế, trong nhiều trường hợp, người lao động bị làm khó khi làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp hoặc bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn 3835/BHXH-CST, nêu rõ:

Theo quy định tại Điều 61 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia BHXH, BHTN chỉ được cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi; cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH.

Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN./.

Như vậy, các cơ quan giải quyết chế độ không được phép từ chối chi trả chế độ cho người lao động chỉ vì không trùng khớp số CMND/CCCD. Vì thế, bạn có thể yên tâm đi nhận tiền trợ cấp thất nghiệp hay bảo hiểm xã hội một lần mà không gặp bất cứ khó khăn nào.

doi cmnd sang cccd co anh huong toi thu tuc huong bao hiem
Đổi CMND sang CCCD có ảnh hưởng tới thủ tục hưởng bảo hiểm (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đối với những người vẫn đang đóng BHXH, cần lưu ý, thông tin số CMND hay số CCCD là một trong các tiêu thức quản lý đối tượng trong cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH.

Vì vậy, tuy không phải đổi lại sổ BHXH nhưng người lao động cũng cần thực hiện điều chỉnh thông tin BHXH bằng cách lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) và nộp cho cơ quan BHXH để cơ quan tự động cập nhật và điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm xã hội nhanh và chuẩn xác nhất

>> 5 vướng mắc thường gặp về sổ Bảo hiểm xã hội

>> Sổ bảo hiểm xã hội: 6 thông tin người lao động cần biết

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.