Có cần làm lại thẻ BHYT khi đổi CMND sang CCCD?

Để được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh, người dân cần xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh về nhân thân. Vậy việc đổi từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang Căn cước công dân (CCCD) liệu có ảnh hưởng gì đến hiệu lực của thẻ BHYT?

Câu hỏi: Em chào các anh/chị. Em xin hỏi là trong thời gian còn giá trị của BHYT mà người mua đổi CMTND (đã dùng để mua bảo hiểm) sang CCCD thì BHYT này có còn giá trị không ạ? Nếu có thì phải làm thủ tục gì không ạ?
Em xin cảm ơn.

LuatVietnam trả lời bạn như sau:

Thứ nhất, việc đổi CMND sang CCCCD có ảnh hưởng đến giá trị thẻ BHYT hay không?

Thẻ BHYT được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về BHYT, mỗi người chỉ được cấp 01 thẻ duy nhất. Căn cứ khoản 4 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi 2014, thẻ này chỉ hết hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau đây

- Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;

- Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;

- Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

Có thể thấy, việc đổi CMND sang CCCD không nằm trong các trường hợp làm hết giá trị sử dụng của thẻ BHYT. Do đó, việc bạn đổi sang CCCD sẽ không làm ảnh hưởng gì đến hiệu lực của thẻ.

Thứ hai, đổi sang CCCD có cần cấp lại, đổi thẻ BHYT?

Theo quy định tại Điều 18 Luật BHYT, thẻ BHYT chỉ cấp lại trong trường hợp bị mất. Bên cạnh đó, Điều 19 Luật này cũng liệt kê cụ thể các trường hợp được đổi thẻ BHYT gồm:

- Rách, nát hoặc hỏng;

- Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

- Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Bên cạnh đó, nội dung trên thẻ BHYT chỉ thể hiện các thông tin về tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ của người tham gia BHYT. Không có nội dung nào thể hiện về số CMND của người đó.

Vì vậy, việc thay đổi số CMND do đổi sang CCCD sẽ không ảnh hưởng tới bất kì thông tin nào trên thẻ BHYT của bạn nên không cần phải làm thủ tục đổi thẻ BHYT.

doi cmnd sang cccd co can lam lai the bhyt

Đổi CMND sang CCCD có cần làm lại thẻ BHYT?​ (Ảnh minh họa) 


Thứ ba, xuất trình CCCD cùng thẻ BHYT cũ vẫn được chấp nhận

Hiện nay, nhiều người cũng như bạn, đang lo lắng không biết thay vì xuất trình thẻ BHYT và CMND khi đi khám chữa bệnh, nay sử dụng CCCD thay thế có được nhân viên của bệnh viện tiếp nhận hay không.

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng CCCD thay cho CMND khi xuất trình cùng thẻ BHYT để làm căn cứ hưởng các quyền lợi BHYT.

Bởi theo khoản 1 Điều 28 Luật BHYT quy định, người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

Theo đó, để được hưởng BHYT, người bệnh phải cần xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và giấy tờ chứng minh nhân thân (nếu thẻ không có ảnh).

Thực tế, nhân viên bệnh viện khi tiếp nhận thẻ BHYT cũng chỉ đối chiếu với các thông tin về tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ của người tham gia BHYT trong CMND hoặc CCCD. Trong khi đó, việc đổi sang CCCD không làm ảnh hưởng gì đến các thông tin này.

Vì vậy, khi đổi từ CMND sang CCCD, bạn không cần tiến hành thủ tục nào khác mà vẫn có thể sử dụng thẻ BHYT cũ còn hiệu lực như bình thường.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc đổi CMND sang CCCD có ảnh hưởng đến thẻ BHYT hay không. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> 3 điểm mới về chính sách BHYT từ năm 2021 

>> Thẻ bảo hiểm y tế: 12 thông tin cần biết khi sử dụng
Đánh giá bài viết:
(5 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Cách hiểu đúng về điều trị nội trú và điều trị ngoại trú

Cách hiểu đúng về điều trị nội trú và điều trị ngoại trú

Cách hiểu đúng về điều trị nội trú và điều trị ngoại trú

Người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám chữa bệnh (KCB) sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, trong đó có điều trị nội trú và điều trị ngoại trú. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng và phân biệt quyền lợi giữa điều trị nội trú với điều trị ngoại trú.