Hỏng xe giữa cao tốc đặt vật cảnh báo cách bao xa?

Khi ô tô gặp sự cố trên đường cần đặt vật cảnh báo để thông báo cho xe phía sau kịp thời giảm tốc độ, tránh tai nạn xảy ra. Vậy hỏng xe giữa cao tốc đặt vật cảnh báo cách bao xa để các phương tiện qua lại biết được và tránh?

1. Hỏng xe giữa cao tốc đặt vật cảnh báo cách bao xa?

hong-xe-giua-cao-toc-dat-vat-canh-bao-cach-bao-xa
Hỏng xe giữa cao tốc đặt vật cảnh báo cách bao xa? (Ảnh minh họa)

Trước đây, áp dụng theo Điều 34 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT thì với điều kiện giao thông bình thường trên quốc lộ và cao tốc, khoảng cách phù hợp để đặt vật cảnh báo nguy hiểm là 150 - 250m.

Quy chuẩn mới QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định, biển cảnh báo buộc phải được đặt trước và sau nơi định báo khoảng cách phù hợp để các phương tiện tham gia giao thông tại hiện trường có thể dễ quan sát và không bị ảnh hưởng tới tầm nhìn. 

Khi gặp tình huống hỏng xe giữa đường, việc đặt biển cảnh báo từ xa giúp các phương tiện khác đang tham gia giao thông có thể nhận diện từ sớm để chủ động kịp thời giảm tốc độ và xử lý được khi tới gần, giảm thiểu tai nạn có thể xảy ra. 

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa mà người điều khiển xe ô tô được phép chạy trên đường cao tốc là 120 km/h. 

Với tốc độ cao khi di chuyển như vậy, khi gặp sự cố mà không được nhận biết từ xa thì sẽ rất khó để xử lý, đặc biệt là với xe tải hoặc container… Bởi nếu gặp các tình huống không xử lý kịp khiến các tài xế phải thực hiện việc phanh gấp, khi đó xe chắc chắn sẽ bị đổ lật. 

Điều này sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho chính các tài xế mà còn gây nguy hiểm cả cho những phương tiện thực tế đang di chuyển lại gần. 

Ngoài ra, điều 12 Thông tư 31 cũng quy định, khoảng cách giữa các xe an toàn tối thiểu khi chạy từ 100 km/h - 120 km/h là 100m. Do vậy, việc đặt biển cảnh báo khi gặp sự cố khi đi trên đường cao tốc với khoảng cách ít nhất 150m là điều cần thiết. 

2. Cần làm gì khi xe hỏng hóc trên đường cao tốc?

2.1 Đối với tài xế có xe bị hỏng trên đường cao tốc

Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, trường hợp bị gặp sự cố, tai nạn, hết xăng…, việc đầu tiên tài xế cần làm là phải bật đèn khẩn cấp (đèn hazard) để cảnh báo cho các phương tiện khác đang tham gia lưu thông trên đường. Sau đó cố gắng di chuyển xe vào các làn dừng khẩn cấp hoặc phía bên phải đường. 

Cần phải lưu ý, khi đã vào được làn khẩn cấp, tài xế vẫn bắt buộc phải bật đèn khẩn cấp để tránh những sự cố ảnh hưởng đến lưu thông của phương tiện khác, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. 

Ngoài ra, tài xế khi lái xe giữa đường bị hỏng hóc cũng cần lưu ý: 

- Không đỗ xe tại các điểm khuất hoặc giao nhau trên đường. 

- Kéo phanh tay để tránh xe bị trôi gây nguy hiểm. 

- Đánh lái phần đầu xe về tay phải để tránh bị phương tiện khác đâm vào khiến xe trôi lệch sang khung đường chính. 

- Không đứng ở phía đuôi xe, nếu đi xe chở khách phải di tản khách ngay tới vị trí an toàn để tránh xảy ra va chạm nguy hiểm. 

- Nhanh chóng liên hệ tới đội cứu hộ để được hỗ trợ sửa chữa và di chuyển xe ra khu vực an toàn sớm nhất có thể. 

- Khi xe hỏng không nên cố tự sửa chữa ô tô mà cần phải liên hệ tới đường dây nóng của đơn vị vận hành cao tốc/cơ quan chức năng để được hỗ trợ cẩu, kéo phương tiện vào nơi an toàn. Để xe sự cố trên lòng đường càng lâu rủi ro càng lớn, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết sương mù, trời tối, tầm nhìn giảm.

Bên cạnh việc bật đèn khẩn cấp, tài xế cần đặt các vật dụng để cảnh báo nguy hiểm như tam giác phản quang, cọc tiêu hình nón,… Nếu không mang sẵn những thứ này trên xe có thể sử dụng đèn, đèn pin, thùng quần áo lớn, cành cây to … để thu hút sự chú ý của các tài xế khác. 

Các tài xế nên mang theo những vật cảnh báo lớn có thể tạo được sự chú ý, tránh những vật cảnh báo quá sơ sài khiến các tài xế khác không thể kịp nhận diện và quan sát. 

Hỏng xe giữa cao tốc đặt vật cảnh báo cách bao xa
Tuyệt đối không được đi vào làn khẩn cấp nếu không xảy ra sự cố bất đắc dĩ (Ảnh minh họa)

2.2 Đối với các tài xế khác cùng tham gia giao thông trên đường

Đảm bảo khoảng cách quy định trên đường cao tốc

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

Tốc độ (km/h)

Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

V= 60

35

60 < V ≤ 80

55

80 < V ≤ 100

70

100 < V ≤ 120

100

Thông thường, các cao tốc đều đặt biển quy định "Cự ly tối thiểu giữa hai xe", theo đó các tài xế cần phải giữ mức khoảng cách không được nhỏ hơn số được ghi trên biển báo, đặc biệt là khi thời tiết xấu, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế.

Chú ý quan sát khi đi trên đường, chạy đúng tốc độ cho phép

Việc chú ý quan sát các cảnh báo trên đường hoặc các tín hiệu giao thông là việc các tài xế bắt buộc phải làm khi tham gia giao thông trên đường. Theo đó, các tài xế vừa phải chạy đúng tốc độ theo quy định (không được trên 120km/h), vừa phải đảm bảo giữ khoảng cách với các phương tiện khác.

Đây là yếu tố quan trọng giúp lái xe có thể hạn chế việc xảy ra va chạm, chủ động xử lý các tình huống bất ngờ. 

Đi trên cao tốc, khi chuyển làn, nhập làn, vượt xe phải đúng quy định

Người điều khiển xe trên đường cao tốc chỉ được phép thay đổi làn đường khi có biển báo hoặc vạch kẻ đứt cho phép việc chuyển làn. 

Trước khi bắt đầu chuyển làn, vượt xe cần phải kiểm tra kĩ càng gương chiếu hậu và điểm mù để chắc chắn rằng không có phương tiện nào đang di chuyển gần để tránh gây tai nạn bất ngờ. 

Khi chuyển làn, vượt xe khác, người lái bắt buộc phải xi nhan để các phương tiện đi phía sau chú ý biết được để di chuyển, tránh va chạm.

Gặp vật cản, chỉ thay đổi tốc độ, tuyệt đối không đánh lái gấp

Việc đánh lái gấp có thể làm phương tiện mất cân bằng và dễ dẫn đến nguy cơ lật xe, đặc biệt là ở tốc độ cao trên đường cao tốc. Bên cạnh đó, việc đánh lái gấp làm tăng nguy cơ va chạm với các phương tiện khác trên đường. 

Tuyệt đối không được đi vào làn khẩn cấp

Làn khẩn cấp chỉ được dùng đối với các xe bị hỏng hóc, hết xăng, thay lốp… hoặc khi tài xế có vấn đề sức khỏe đột xuất không tiếp tục lái xe được. 

Theo điểm g khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi mục đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, việc cố tình lái xe vào làn đường khẩn cấp sẽ bị xử lý nghiêm với mức phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng và bị tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng. 

Trên đây là giải đáp cho vấn đề hỏng xe giữa cao tốc đặt vật cảnh báo cách bao xa?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng, có được bồi thường?

Tạm giữ xe là một trong những biện pháp cưỡng chế xử phạt thường được áp dụng khi người tham gia giao thông vi phạm lỗi. Tuy nhiên, sau khi nộp phạt và nhận xe về, nếu phát hiện xe đang tạm giữ bị mất phụ tùng có được bồi thường hay không là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. 

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Biển báo hiệu đường đôi là một trong những biển báo quan trọng mà bất kỳ người điều khiển phương tiện giao thông báo cũng cần phải chú ý đến. Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn bị nhầm lẫn giữa đường đôi và đường hai chiều? Vậy đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?