Đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

Biển báo hiệu đường đôi là một trong những biển báo quan trọng mà bất kỳ người điều khiển phương tiện giao thông báo cũng cần phải chú ý đến. Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn bị nhầm lẫn giữa đường đôi và đường hai chiều? Vậy đường đôi là gì? Biển nào báo hiệu đường đôi?

1. Đường đôi là gì? Khác gì đường hai chiều?

Đường đôi là gì? Khác gì đường hai chiều?
Đường đôi là gì? Khác gì đường hai chiều? (Ảnh minh hoạ)

Đường đôi được hiểu là đường mà chiều đi và chiều về được phân biệt với nhau bởi dải phân cách căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT và khoản 3.11 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT

Dải phân cách giữa đường đôi được đặt cố định, thắt chặt hoặc có thể vận động, di chuyển. Mồi chiều đi và về trên đường đôi có thể chia thành nhiều làn đường khác nhau dành cho các loại phương tiện tham gia lưu thông trong cùng một hướng với nhau.

Tuy nhiên, nếu chiều đi và chiều về được phân biệt bằng vạch sơn thì đó không được xác định là đường đôi.

Hiện nay, người tham gia giao thông thường có sự nhầm lẫn giữa đường đôi với đường hai chiều. 

Theo khoản 3.10 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT, đường hai chiều được định nghĩa là đường dùng chung cho cả chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy, không có dải phân cách ở giữa. 

Như vậy, điểm khác biệt cơ bản để phân biệt đường đôi và đường hai chiều chính là dải phân cách, cụ thể:

- Đối với đường đôi: Chiều đi và chiều về được phân cách bằng dải phân cách.

- Đối với đường hai chiều: Các chiều lưu thông của phương tiện trên đường được phân cách bằng vạch sơn kẻ đường, không có dải phân cách.

2. Biển nào báo hiệu đường đôi?

Căn cứ theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường đôi gồm có:

- Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi (ký hiệu là W.235)

Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi
(Ảnh minh hoạ)

Biển báo này có tên gọi chính xác là Biển báo đường đôi. Biển báo này được đặt để thông báo cho người tham gia giao thông biết sắp phải điều khiển phương tiện đi trên đoạn đường đôi, có dải phân cách ở giữa. Trong nội thành và nội thị thì có thể sẽ không đặt biển báo này.

Biển báo này thường được lắp đặt ở đầu đoạn đường, tại vị trí thuận lợi cho người lái xe có thể dễ dàng quan sát. Điều này để đảm bảo người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể kịp thời điều kiện phương tiện theo đúng quy định.

- Biển báo kết thúc đường đôi (ký hiệu là W.236): 

Biển báo kết thúc đường đôi
(Ảnh minh hoạ)

Biển báo này được sử dụng với mục đích báo cho người điều khiển phương tiện là sắp kết thúc đoạn đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bởi dải phân cách cứng, đường hai chiều được phân chia bởi vạch sơn thì không phải đặt biển này. 

Trong nội thành và nội thị thì có thể sẽ không đặt biển báo này.

Biển nào báo hiệu đường đôi?
Biển nào báo hiệu đường đôi? (Ảnh minh hoạ)

3. Gặp biển báo hiệu đường đôi phải đi thế nào?

Theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, các phương tiện tham gia giao thông sẽ bị giới hạn vận tốc khi đi trên đường đôi, do đó khi gặp biển báo hiệu đường đôi thì người điều khiển phương tiện cần phải lưu ý về tốc độ tối đa khi lưu thông như sau:

- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới trong khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc):

Loại phương tiện

Vận tốc tối đa

- Ô tô

- Xe mô tô 02, 03 bánh

- Máy kéo

- Sơ mi rơ moóc/rơ moóc kéo bởi xe ô tô

60km/h

 

- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc):

Loại phương tiện

Vận tốc tối đa

Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (ngoại trừ xe buýt); xe ô tô có tải trọng tải đến 3,5 tấn

90km/h

Xe ô tô chở người từ 30 chỗ trở lên (ngoại trừ xe buýt); xe ô tô có tải trọng tải trên 3,5 tấn (ngoại trừ ô tô xi téc)

80 km/h

Xe buýt; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe ô tô chuyên dùng; xe mô tô (ngoại trừ ô tô trộn vữa/bê tông)

70 km/h

Xe ô tô kéo rơ moóc; xe ô tô kéo xe khác; xe ô tô trộn vữa/bê tông, ô tô xi téc.

60 km/h

 

- Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự (ngoại trừ đường cao tốc):

Loại phương tiện

Vận tốc tối đa

- Xe máy chuyên dùng

- Xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

- Các loại xe tương tự

Không quá 40km/h

 

4. Chạy quá tốc độ khi đi vào đường đôi bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu người điều khiển phương tiện giao thông chạy quá tốc độ khi đi vào đường đôi sẽ bị xử phạt như sau:

Phương tiện điều khiển

Tốc độ vượt quá

Mức xử phạt

Xe máy

Từ 05 - dưới 10km/h

Phạt tiền 300.000 - 400.000 đồng 

(Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đã được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Từ 10 - dưới 20km/h

Phạt tiền 800.000 - 01 triệu đồng

(Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đã được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Từ 20km/h trở lên

Phạt tiền 04 - 05 triệu đồng, và bị tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

(Căn cứ tại điểm a khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đã được sửa đổi tại điểm d khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ô tô

Từ 05 - dưới 10km/h

Phạt tiền 800.000 - 01 triệu đồng

(Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Từ 10 - 20km/h

Phạt tiền 04 - 06 triệu đồng, đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

(Căn cứ tại điểm i khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, đã được sửa đổi tại điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP).

Từ trên 20 - 35km/h

Phạt tiền 06 - 08 triệu đồng, đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

(Căn cứ tại điểm a khoản 6 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Từ 35km/h trở lên

Phạt tiền 10 - 12 triệu đồng, đồng thời bị tước giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

(Căn cứ tại điểm c khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).


Trên đây là những thông tin về Biển nào báo hiệu đường đôi cùng các thông tin liên quan đến đường đôi.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ. Dưới đây là quy định liên quan về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt từ 01/01/2025.