Sẽ có trình tự bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về đề xuất trình tự bãi nhiệm đại biểu HĐND các cấp tại dự thảo Nghị quyết về trình tự cư tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND).

 

1. Bỏ phiếu kín để bãi nhiệm đại biểu HĐND

Đây là một trong những nguyên tắc được đề xuất trong quy trình bãi nhiệm đại biểu HĐND nêu tại Điều 1 dự thảo. Theo đó, việc bãi nhiệm đại biểu HĐND sẽ thực hiện một cách phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ngày bỏ phiếu sẽ là ngày Chủ nhật và công bố chậm nhất trước ngày bỏ phiếu bãi nhiệm 60 ngày.

Ngoài ra, để tránh tình trạng đến ngày bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu HĐND khi dịch bệnh xảy ra khiến toàn dân phải cách ly xã hội hoặc có thiên tai, bão lũ khiến không thể thực hiện được việc bỏ phiếu thì phải đưa ra được phương án tổ chức bỏ phiếu tại các khu vực này sau khi được cử tri xem xét, quyết định.

2. Trình tự, thủ tục bãi nhiệm đại biểu HĐND

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Hiến phápĐiều 102 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đại biểu HĐND sau khi không còn được nhân dân tín nhiệm thì sẽ bị HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm.

Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ có việc HĐND bãi nhiệm đại biểu HĐND mà chưa có quy trình cụ thể về việc cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND như các quy định nêu trên.

Bộ Nội vụ đề xuất trình tự bãi nhiệm đại biểu HĐND các cấp
Bộ Nội vụ đề xuất trình tự bãi nhiệm đại biểu HĐND các cấp (Ảnh minh hoạ)

Do đó, dưới đây là đề xuất trình tự bãi nhiệm đại biểu HĐND của Bộ Nội vụ:

2.1 Hồ sơ gồm có

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi văn bản đề nghị Thuwòng trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND khi nhận thấy đại biểu HĐND không đáp ứng tiêu chuẩn, không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân để xây dựng hồ sơ đưa ra cử tri bãi nhiệm.

Trong đó, hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biẻu HĐND (Văn bản này do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đưa ra).

- Tiểu sử của đại biểu HĐND bị đưa ra bãi nhiệm.

- Văn bản khác nếu có.

2.2 Thẩm quyền quyết định để cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND

Thẩm quyền quyết định đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND là Thường trực HĐND nhưng phải căn cứ vào đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

2.3 Thời gian bỏ phiếu

Trước ngày bỏ phiếu 05 ngày, cử tri sẽ được thông báo thường xuyên ngày bỏ phiếu, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng cách niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương.

Trong đó, thời gian bỏ phiếu được thực hiện từ 07 giờ đến 07 giờ tối cùng ngày. Tuy nhiên, căn cứ tình hình địa phương, có thể bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn nhưng không trước 05 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không quá 09 giờ tối cùng ngày.

2.4 Trình tự bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu HĐND

Trình tự thực hiện việc bổ phiếu bãi nhiệm đại biểu HĐND thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Quyết định để cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND

Việc xem xét này thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND sau khi được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị.

Bước 2: Thành lập ban tổ chức bãi nhiệm

Cơ quan này được thành lập ở đơn vị bãi nhiệm; tổ công tác bãi nhiệm thì được thành lập ở khu vực bỏ phiếu và Ban Tổ chức được thành lập chậm nhất 50 ngày trước ngày bỏ phiếu.

Ban Tổ chức gồm từ 09 - 11 thành viên ở cấp tỉnh và 07 - 09 ở cấp huyện gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các uỷ viên.

Bước 3: Thành lập danh sách cử tri và niêm yết danh sách cử tri

Địa điẻm thực hiện là tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện và các địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, thông báo rộng rãi để nhân dân biết.

Bước 4: Tổ chức Hội nghị cử tri

Hội nghị này được tổ chức chậm nhất 15 ngày trước ngày bỏ phiếu.

Bước 5: Tiến hành bỏ phiếu

Để bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu HĐND, cử tri phải tự mình đi bỏ, không được nhờ người khác và phải xuất trình thẻ cử tri.

Ngoài ra, một số trường hợp lưu ý khác như sau:

- Nếu không tự viết được phiếu: Có thể nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự bỏ phiếu.

- Không thể bỏ phiếu do khuyết tật: Nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

- Cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật, phải cách ly vì bệnh: Tổ công tác trực tiếp mang hòm phiếu phụ, phiếu bãi nhiệm đến chỗ ở, chỗ điều trị của người này bỏ phiếu.

- Cử tri đang bị tạm giam, đang chấp hành đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trại cai nghiện bắt buộc: Tổ công tác mang hòm phiếu phụ, phiếu bãi nhiệm đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại cai nghiện bắt buộc để nhận và thực hiện bãi nhiệm.

Bước 6: Kiểm phiếu

Thực hiện việc này để xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bãi nhiệm tại khu vực bỏ phiếu.

Bước 7: Xác nhận và công bố kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu HĐND

Trên đây là đề xuất trình tự bãi nhiệm đại biểu HĐND các cấp. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

[Đề xuất] Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông sắp tới có nhiều thay đổi

[Đề xuất] Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông sắp tới có nhiều thay đổi

[Đề xuất] Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông sắp tới có nhiều thay đổi

Bộ Công an đang lấy ý kiến về đề xuất thủ tục làm hộ chiếu mới nhằm phù hợp với tình hình thực tế tại dự thảo Luật sửa đổi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.