Lô đất khác gì với thửa đất? Được cấp Sổ đỏ cho cả lô đất không?

Lô đất và thửa đất là thuật ngữ rất phổ biến trong pháp luật đất đai và được nhiều người dân sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ lô đất, thửa đất là gì và khác nhau thế nào?


1. Khái niệm, phân biệt lô đất và thửa đất

Lô đất, thửa đất được sử dụng rất phổ biến, nhất là trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong nhiều trường hợp lô đất và thửa đất được người dân sử dụng một cách đồng nhất và thay thế cho nhau.

Mặc dù vậy, lô đất và thửa đất cũng có nhiều điểm khác biệt, cụ thể:

Tiêu chí

Thửa đất

Lô đất

Khái niệm

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới mô tả trên hồ sơ địa chính hoặc được xác định trên thực địa (theo khoản 42 Điều 3 Luật Đất đai 2024)

Lô đất bao gồm một hoặc nhiều thửa đất liền kề có chức năng sử dụng đất giống nhau được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông, các đường ranh giới tự nhiên hoặc nhân tạo khác (theo Thông tư 01/2021/TT-BXD)

Số lượng thửa đất

01 thửa đất

Một hoặc nhiều thửa đất

Căn cứ xác định

Xác định bằng ranh giới trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ

Xác định bằng các tuyến đường giao thông, đường ranh giới tự nhiên hoặc nhân tạo khác

Thể hiện trên Giấy chứng nhận

Thể hiện trong Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ)

Không thể hiện trong Giấy chứng nhận

Pháp luật điều chỉnh

Pháp luật đất đai

Pháp luật về xây dựng


2. Được cấp Sổ đỏ cho cả lô đất không?

Khoản 1 Điều 135 Luật Đất đai 2024 quy định nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận như sau:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng 01 xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.

 

Như vậy, người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận cho cả lô đất (trường hợp có nhiều thửa đất) với điều kiện lô đất đó gồm nhiều thửa đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn mà người sử dụng đất đó có yêu cầu.

lô đất và thửa đất

3. 3 quy định xây dựng liên quan đến lô đất cần nắm rõ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD quy định một số quy định về xây dựng liên quan đến lô đất mà người dân cần nắm rõ như sau:

3.1. Mật độ xây dựng thuần

- Mật độ xây dựng thuần là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc chính trên diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình ngoài trời như: Tiểu cảnh trang trí, bãi (sân) đỗ xe, bể bơi, sân thể thao, nhà bảo vệ, bộ phận thông gió tầng hầm có mái che, lối lên xuống và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác).

Lưu ý: Các bộ phận công trình, chi tiết kiến trúc trang trí như: Ô-văng, sê-nô, mái đua, mái đón, bậu cửa, bậc lên xuống, hành lang cầu đã tuân thủ quy định về an toàn cháy, an toàn xây dựng cho phép không tính vào diện tích chiếm đất nếu đảm bảo không gây cản trở lưu thông của người, phương tiện và không kết hợp với các công năng sử dụng khác.

- Mật độ xây dựng thuần tối đa cho phép được quy định như sau:

+ Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) được quy định trong Bảng 2.8 như sau:

Diện tích lô đất (m2/căn nhà)

≤ 90

100

200

300

500

≥ 1.000

Mật độ xây dựng tối đa (%)

100

90

70

60

50

40

Lưu ý: Lô đất xây dựng nhà ở riêng lẻ còn phải đảm bảo hệ số sử dụng đất không vượt quá 07 lần.

+ Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất thương mại - dịch vụ hoặc lô đất sử dụng hỗn hợp được xác định trong đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị nhưng phải đảm bảo các quy định tại Bảng 2.10 và yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà tại điểm 2.6.1, quy định về khoảng lùi công trình tại điểm 2.6.2.

Xem chi tiết: Mật độ xây dựng là gì? Mật độ xây dựng tối đa như thế nào?

3.2. Hệ số sử dụng đất

Hệ số sử dụng đất là tỷ lệ tổng diện tích sàn của công trình gồm cả tầng hầm (trừ phần diện tích sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, gian lánh nạn, phòng cháy chữa cháy và đỗ xe của công trình) trên tổng diện tích lô đất.

Xem chi tiết: Hệ số sử dụng đất là gì? Cách tính hệ số sử dụng đất mới nhất

3.3. Kích thước trong lô đất quy hoạch xây dựng công trình là nhà ở

Theo quy định của yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình với các khu vực phát triển mới trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng thì kích thước trong lô dất quy hoạch xây dựng nhà ở như sau:

- Lô đất xây dựng nhà ở trong khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ ≥ 19 m thì bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở ≥ 05 mét;

- Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu quy hoạch xây dựng mới tiếp giáp với đường phố có bề rộng chỉ giới đường đỏ < 19 m thì bề rộng mặt tiền của công trình nhà ở ≥ 04 mét;

- Chiều dài tối đa lô đất xây dựng dãy nhà ở liên kế có 02 mặt tiếp giáp với các tuyến đường từ cấp đường chính khu vực trở xuống là 60 mét.

Trên đây là quy định giải thích lô đất và thửa đất là gì và những điểm khác biệt giữa lô đất với thửa đất. Nếu bạn đọc có vướng mắc về nội dung trên hãy gọi tới tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15

Nghị định 175 đã tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Dưới đây là điểm mới của Nghị định 175 về quản lý hoạt động xây dựng so với Nghị định 15.

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

9 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025

Từ 01/01/2025, mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới chính thức bắt đầu được áp dụng. Cùng LuatVietnam cập nhật 09 trường hợp bắt buộc phải đổi sang mẫu Sổ đỏ mới từ 01/01/2025 trong bài viết dưới đây.

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 26/2024/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính bắt đầu có hiệu lực từ 15/01/2025, thay thế cho Thông tư 25/2014/TT-BTNMT cũ. Vậy cách đọc thửa đất trên bản đồ địa chính từ 15/01/2025 theo Thông tư 26 như thế nào? Cùng tìm hiểu.

Chỉ giới xây dựng là gì? Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?

Chỉ giới xây dựng là gì? Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?

Chỉ giới xây dựng là gì? Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?

Chỉ giới xây dựng là thông tin rất quan trọng khi xây dựng công trình, nhất là khu vực đô thị. Những vướng mắc như chỉ giới xây dựng là gì, đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không sẽ được LuatVietnam giải đáp qua nội dung dưới đây.

2 trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

2 trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

2 trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, hình thức thể hiện sự công nhận là được cấp Giấy chứng nhận nhưng bên cạnh đó vẫn có một số trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.