Đất vi phạm là gì? Khi nào được cấp Sổ đỏ? Khi nào bị thu hồi?

Tùy vào thời điểm vi phạm mà đất vi phạm có thể được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng). Để hợp thức hóa được đất vi phạm trước tiên người dân cần phải nắm rõ đất vi phạm là gì và khi nào được cấp Sổ đỏ?

Lưu ý: Vi phạm pháp luật đất đai có rất loại hành vi vi phạm khác nhau nhưng trong phạm vi bài viết chỉ giới thiệu những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai quy định tại Điều 139 Luật Đất đai 2024 và Điều 25 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, vì những trường hợp này mới có thể được cấp Giấy chứng nhận.

1. Thế nào là đất vi phạm pháp luật đất đai?

Hiện nay không có quy định cụ thể về định nghĩa Đất vi phạm pháp luật là gì?

Tuy nhiên, căn cứ Điều 139 Luật Đất đai 2024 và Điều 25 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có thể hiểu đất vi phạm được cấp hoặc xem xét cấp Giấy chứng nhận như sau:

Đất vi phạm là đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014, gồm những trường hợp sau:

(1) Đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ.

(2) Đất lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng.

(3) Lấn đất, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác.

(4) Lấn đất, chiếm đất có nguồn gốc nông, lâm trường đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

(5) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp như trồng cây hàng năm, cây lâu năm,… do tự khai hoang...

Đất vi phạm là gìĐất vi phạm là gì? Đất vi phạm được cấp Sổ đỏ không? (Ảnh minh họa)

2. Khi nào đất vi phạm được cấp Sổ đỏ?

Theo Điều 139 Luật Đất đai 2024, hộ gia đình, cá nhân vẫn có thể được giải quyết cấp giấy chứng nhận nếu có vi phạm pháp luật đất đai, cụ thể:

Trường hợp 1: Sử dụng đất do lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình, lấn chiếm lòng, lề đường,...

Trường hợp sử dụng đất do lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình sau khi được nhà nước công bố, chiếm lòng, lề đường, chiếm đất để xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công cộng,... được xét để cấp giấy chứng nhận khi đáp ứng điều kiện là:

- Đã có điều chỉnh quy hoạch mà diện tích đất lấn chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình.

- Không nằm trong chỉ giới xây dựng.

- Không có mục đích để sử dụng cho các trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công cộng.

Trường hợp 2: Sử dụng đất lấn, chiếm đất có nguồn gốc nông, lâm trường

- Trường hợp đang sử dụng đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng hay rừng phòng hộ mà không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất sử dụng cho mục đích bảo vệ, phát triển rừng và xem xét cấp Giấy chứng nhận.

- Nếu đất lấn chiếm đang sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp/làm nhà ở trước 01/7/2014, không thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, không thuộc quy hoạch sử dụng đất để xây dựng hạ tầng công cộng thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp 3: Trường hợp đang sử dụng đất do lấn đất, chiếm đất không thuộc các trường hợp 1 và trường hợp 2 nêu trên và trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất mà người đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch cấp huyện/quy hoạch chung/quy hoạch phân khu/quy hoạch xây dựng/quy hoạch nông thôn thì được xét cấp Giấy chứng nhận.

Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp tự khai hoang và không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận theo hạn mức giao đất nông nghiệp; nếu vượt hạn mức do UBND tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.

3. Khi nào đất vi phạm bị thu hồi?

Các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024, cụ thể:

- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.

- Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.

- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.

- Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.

- Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.

- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

- Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Trên đây là quy định giải thích đất vi phạm là gì, gồm những trường hợp nào và khi nào được cấp giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Nếu bạn đọc có vướng mắc về nội dung trên hãy gọi tới tổng đài 1900.6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Chỉ giới xây dựng là gì? Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?

Chỉ giới xây dựng là gì? Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?

Chỉ giới xây dựng là gì? Đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không?

Chỉ giới xây dựng là thông tin rất quan trọng khi xây dựng công trình, nhất là khu vực đô thị. Những vướng mắc như chỉ giới xây dựng là gì, đất ngoài chỉ giới có được xây dựng không sẽ được LuatVietnam giải đáp qua nội dung dưới đây.

2 trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

2 trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

2 trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, hình thức thể hiện sự công nhận là được cấp Giấy chứng nhận nhưng bên cạnh đó vẫn có một số trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.