Đất trồng lúa có phải là đất trồng cây hàng năm không?

Đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm đều thuộc nhóm đất nông nghiệp. Nhiều người thắc mắc rằng vậy đất trồng lúa có phải là đất trồng cây hàng năm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có câu trả lời.

1. Đất trồng lúa có phải là đất trồng cây hàng năm không?

Để trả lời cho câu hỏi “đất trồng lúa có phải là đất trồng cây hàng năm”, trước tiên cần hiểu rõ thế nào là đất trồng lúa và thế nào là đất trồng cây hàng năm?

Theo khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024, đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Trong đó:

1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.

a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;

b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.

(Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP).

- Đất trồng cây hàng năm khác: Là một trong hai loại đất trồng cây hằng năm bên cạnh đất trồng lúa (theo điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024).

Trong khi đó, trước đây, theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP đất trồng cây hằng năm khác là loại đất có mục đích sử dụng để trồng cây hàng năm khác không phải là lúa nước, gồm các cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 05 năm.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, có thể thấy đất trồng lúa chính là đất trồng cây hàng năm tuy nhiên chỉ được sử dụng vào mục đích trồng lúa mà không được trồng các cây hàng năm khác

Đất trồng lúa có phải là đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa có phải là đất trồng cây hàng năm không? (Ảnh minh họa)

2. Muốn trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa, phải làm sao?

Đất trồng lúa chỉ được sử dụng vào mục đích để trồng lúa nước và các loại lúa khác. Do vậy, khi muốn trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa, tức là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, người dân phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

2.1 Điều kiện trồng cây hàng năm khác trên đất trồng lúa

Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm như sau:

  • Phù hợp quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước, khí hậu; kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa đã được ban hành;
  • Hình thành vùng sản xuất tập trung theo cây lúa, gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
  • Đảm bảo khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp quy hoạch, định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
  • Không làm mất điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại;
  • Chỉ thực hiện chuyển sang trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa với phần đất trồng lúa còn lại, không chuyển trên vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;
  • Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa, không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;
  • Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác với phần diện tích trồng lúa liền kề.

2.2 Trình tự, thủ tục đăng ký trồng cây hàng năm khác trên đất trồng lúa

Theo Điều 8 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm khác như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và gửi hồ sơ là Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất.

Bước 2: UBND cấp xã tiếp nhận và xem xét sự phù hợp trong thời gian 05 ngày:

-  Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lệ: UBND cấp xã nơi có đất ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi và gửi cho người đăng ký.

- Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không hợp lệ: UBND cấp xã thông báo cho người đăng ký bằng văn bản.

3. Trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa khi chưa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xử lý thế nào?

Theo Điều 8 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, trường hợp trồng cây khác trên đất trồng lúa khi chưa có ý kiến đồng ý cho chuyển đổi của Ủy ban nhân dân cấp xã có thể bị xử phạt theo mức sau:

Diện tích

Mức phạt

Chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp

< 0,5 héc ta

02 - 03 triệu đồng

Từ 0,5 - dưới 01 héc ta

03 - 05 triệu đồng

Từ 01 - dưới 03 héc ta

05 - 10 triệu đồng

≥ 03 héc ta

10 - 30 triệu đồng

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã

< 0,05 héc ta

03 - 05 triệu đồng

Từ 0,05 - dưới 0,1 héc ta

05 - 10 triệu đồng

Từ 0,1 - dưới 0,5 héc ta

10 - 20 triệu đồng

Từ 0,5 - dưới 01 héc ta

20 - 50 triệu đồng

Từ 01 - 02 héc ta

50 - 100 triệu đồng

≥ 02 héc ta

Từ 100 - 150 triệu đồng

Chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã

< 0,01 héc ta

20 - 30 triệu đồng

Từ 0,01 - dưới 0,03 héc ta

30 - 50 triệu đồng

Từ 0,03 - dưới 0,05 héc ta

50 - 100 triệu đồng

Từ 0,05 - dưới 0,1 héc ta

Từ 100 - 150 triệu đồng

≥ 0,1 héc ta

Từ 150 - 200 triệu đồng

Trong đó, chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn sẽ bị phạt bằng hai lần mức phạt tương ứng với hành vi:

  • Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã
  • Chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trồng lúa trước khi vi phạm trừ trường hợp sử dụng đất trái luật đất đai trước ngày 01/7/2014 tại Điều 139 Luật Đất đai 2024.

Xem chi tiết: Người đang sử dụng đất trước 01/7/2014 cần lưu ý gì theo Luật Đất đai mới?

  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là giải đáp về đất trồng lúa có phải là đất trồng cây hàng năm. Mọi vấn đề vướng mắc về đất đai vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Thông tư 56/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính đã cập nhật toàn bộ về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai. Cùng LuatVietnam tổng hợp toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024 ngay trong bài viết dưới đây.

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

5 điều người dân sử dụng đất chưa có Sổ đỏ cần biết để tránh bị thiệt thòi

Việc sử dụng đất chưa có Sổ đỏ mang lại nhiều thiệt thòi về quyền lợi cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, người dân vẫn cần lưu ý 5 điều sau đây khi sử dụng đất chưa có Sổ được LuatVietnam cập nhật ngay trong bài viết dưới đây.