Đất trồng lúa ký hiệu là gì? Ký hiệu đất trồng lúa nước còn lại

Mỗi loại đất sẽ được quy định ký hiệu riêng để nhận biết trên bản đồ địa chính. Vậy, đất trồng lúa ký hiệu là gì? Ký hiệu đất trồng lúa nước còn lại thế nào? Bài viết sau của LuatVietnam sẽ làm rõ các nội dung này.

1. Đất trồng lúa là gì?

Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa và được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:

1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.

Trước đây, theo Phụ lục 01 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất trồng lúa là đất:

- Ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên; hoặc

- Trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

Trong đó, trường hợp đất trồng lúa nước có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nước còn phải thống kê theo mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản.

Đất trồng lúa ký hiệu là gì
Đất trồng lúa ký hiệu là gì? (Ảnh minh họa)

2. Đất trồng lúa và đất trồng lúa nước còn lại ký hiệu là gì?

Cũng theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT, đất trồng lúa được ký hiệu là LUA.

Về phân loại đất trồng lúa gồm: Đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại. Cụ thể, khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP giải thích như sau:

a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;

b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.

Trong đó, đất trồng lúa ký hiệu là LUA, đất chuyên trồng lúa ký hiệu là LUC, đất trồng lúa còn lại được ký hiệu là LUK.

Như vậy, so với quy định cũ, Nghị định 112/2024/NĐ-CP đã không còn quy định đất trồng lúa nương là một loại đất trồng lúa mà đã xếp vào nhóm đất trồng lúa còn lại.

Trước đây, đất trồng lúa nương là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác và có ký hiệu là LUN.

3. Sử dụng đất trồng lúa sai mục đích bị xử phạt thế nào?

Từ khái niệm về đất trồng lúa, có thể thấy đất trồng lúa được sử dụng vào mục đích chuyên trồng lúa, do đó trường hợp sử dụng đất trồng lúa để trồng cây ăn quả, cây hàng năm hay xây dựng nhà ở,… mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép được xác định là sử dụng đất trồng lúa sai mục đích.

Khi đó, căn cứ Điều 8 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa sai mục đích như sau:

Diện tích đất chuyển mục đích trái phép

Mức phạt

(triệu đồng)

Chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp

Dưới 0,5 héc ta

02 - 03

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

03 - 05

Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

05 - 10

Từ 03 héc ta trở lên

10 - 30

Chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã

Dưới 0,01 héc ta

20 - 30

Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta

30 - 50

Từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta

50 - 100

Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta

100 - 150

Từ 0,1 héc ta trở lên

150 - 200

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở)

Dưới 0,05 héc ta

03 - 05

Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta

05 - 10

Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta

10 - 20

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

20 - 50

Từ 01 héc ta đến dưới 02 héc ta

50 - 100

Từ 02 héc ta trở lên

100 - 150

Trên đây là mức phạt áp dụng với hành vi vi phạm tại nông thôn, tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt này.

Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn phải buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trên đây là giải đáp về Đất trồng lúa ký hiệu là gì? Ký hiệu đất trồng lúa nước còn lại thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Cập nhật: Toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024

Thông tư 56/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính đã cập nhật toàn bộ về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin Quốc gia về đất đai. Cùng LuatVietnam tổng hợp toàn bộ chi phí xem thông tin về đất đai từ 01/8/2024 ngay trong bài viết dưới đây.