Đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không?

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là một phương pháp để đem lại hiệu quả sản xuất cao. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ các quy định pháp luật sẽ rất dễ bị vi phạm. Vậy, đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không?

1. Đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không?

Đất trồng lúa được sử dụng vào mục đích trồng lúa nước, lúa nương và lúa nước còn lại. Trong khi đó, đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, để trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa, người sử dụng đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, có thể thấy người dân đang sử dụng đất trồng lúa không được tự ý trồng cây lâu năm trên đó mà phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh) cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Trường hợp tự ý trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa, người sử dụng đất có thể bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích.

Đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không
Tự ý trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (Ảnh minh họa)

2. Muốn trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa, phải làm gì?

2.1 Điều kiện để trồng cây lâu năm trên đất trồng lúa

Người sử dụng đất trồng lúa muốn trồng cây lâu năm trên đất này phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 35/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 62/2019/NĐ-CP, điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm cụ thể như sau:

- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa, không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm, đảm bảo công khai, minh bạch;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung.

Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, trường hợp cá nhân, hộ gia đình muốn chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm phải có quyết định cho phép của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có thửa đất.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng để ra quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

2.2 Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định 2555/QĐ-BTNMT, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng theo Mẫu số 01.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).

(Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT)

Bước 2. Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa: Nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa: Nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 4. Xử lý, giải quyết yêu cầu

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 4. Trả kết quả

* Thời gian thực hiện:

- Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất);

- Tối đa 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Trên đây là giải đáp về Đất trồng lúa có được trồng cây lâu năm không? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích: Mức phạt 2023

Sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích: Mức phạt 2023

Sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích: Mức phạt 2023

Một trong những nguyên tắc cần ghi nhớ khi sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích đất. Tuy nhiên, việc sử dụng đất không đúng mục đích lại xảy ra khá thường xuyên, trong đó có đất trồng lúa. Vậy, sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích bị xử lý thế nào?

Đất rừng sản xuất được trồng cây gì? Có được trồng cây ăn quả không?

Đất rừng sản xuất được trồng cây gì? Có được trồng cây ăn quả không?

Đất rừng sản xuất được trồng cây gì? Có được trồng cây ăn quả không?

Đất rừng sản xuất được trồng cây gì? Có được trồng cây ăn quả không? là những nội dung mà nhiều người còn thắc mắc. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc giải đáp các vướng mắc liên quan đến vấn đề này.