Tổng hợp 5 chế độ giáo viên tập sự cần biết

Khi trúng tuyển viên chức thì giáo viên phải thực hiện chế độ tập sự với mục đích để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc. Vậy chế độ giáo viên tập sự được quy định như thế nào?

 

Thời gian và số tiết dạy của giáo viên tập sự

Giáo viên phải tập sự ít nhất 09 tháng

Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, thời gian tập sự của viên chức được quy định như sau:

- 12 tháng với trường hợp trúng tuyển vào chức danh yêu cầu trình độ đại học;

- 09 tháng với trường hợp trúng tuyển vào chức danh yêu cầu trình độ cao đẳng;

- 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp. 

Đồng thời, căn cứ Điều 72 Luật Giáo dục 2019, trình độ đào tạo yêu cầu đối với nhà giáo là:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Như vậy, dựa vào các quy định trên, giáo viên mầm non sẽ phải tập sự 09 tháng. Còn lại, giáo viên từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông sẽ phải tập sự 12 tháng.

Giáo viên tập sự được giảm 2 tiết/tuần

Khi thực hiện chế độ tập sự, giáo viên sẽ được ký hợp đồng tập sự với cơ sở đào tạo. Trong đó, theo khoản 1 Điều 10 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần.

Xem thêm: Giáo viên tập sự phải dạy bao nhiêu tiết? Trong thời gian bao lâu?

che do giao vien tap suChế độ giáo viên tập sự (Ảnh minh họa)

 

Chế độ lương của giáo viên tập sự

Giáo viên tập sự được áp dụng chế độ lương theo quy định tại Điều 23 Nghị định 115 năm 2020. Theo đó, trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng.

Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh nghề nghiệp tuyển dụng;

Trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng.

Đặc biệt, giáo viên tập sự sẽ được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp:

- Làm việc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;

- Hoàn thành nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyên ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

Lưu ý: Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.

Xem thêm: Giáo viên tập sự được hưởng lương thế nào?

 

Giáo viên tập sự không được hưởng phụ cấp ưu đãi

Căn cứ khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Thông tư số 27/2018/TT-BGDĐT, nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) được hưởng phụ cấp ưu đãi nếu đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP vào ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 115, giáo viên chỉ được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương ngạch viên chức khi đã tập sự đạt yêu cầu.

Vì vậy, giáo viên tập sự sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi, trừ trường hợp được hưởng 100% lương và phụ cấp theo Điều 23 Nghị định 115.
 

Nghỉ hè, giáo viên được tính vào thời gian tập sự và hưởng nguyên lương

Điều 21 Nghị định 115 năm 2020 quy định:

Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.

Theo quy định trên, thời gian nghỉ hè hằng năm vẫn được tính vào thời gian tập sự của giáo viên.

Trong đó, khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT còn có quy định, trong 02 tháng nghỉ hè, giáo viên sẽ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Như vậy, trong 2 tháng nghỉ hè, giáo viên tập sự sẽ vừa được tính vào thời gian tập sự, vừa được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có).

 

Hoàn thành tập sự, giáo viên có thể không được tuyển dụng

Mặc dù đã vượt qua kỳ thì tuyển và hoàn thành thời gian tập sự, tuy nhiên, giáo viên vẫn có thể không được tuyển dụng. Cụ thể, tại Điều 25 Nghị định 115 năm 2020 nêu rõ:

1. Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và báo cáo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Nếu không được tuyển dụng và bị chấm dứt hợp đồng làm việc, giáo viên tập sự sẽ được nhà trường trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.

Trên đây là các quy định về chế độ giáo viên tập sự. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> "Cánh cửa" để người không học sư phạm vẫn có thể làm giáo viên 

>> Xem thêm các chính sách mới về giáo dục tại đây.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[CẬP NHẬT] Tỉnh, thành nào cách ly xã hội để phòng, chống Covid-19?

[CẬP NHẬT] Tỉnh, thành nào cách ly xã hội để phòng, chống Covid-19?

[CẬP NHẬT] Tỉnh, thành nào cách ly xã hội để phòng, chống Covid-19?

Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã xuất hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng như TP. Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc… Do đó, một số địa phương đã thực hiện biện pháp quyết liệt là cách ly xã hội, giãn cách xã hội hoặc tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu.