Tổng hợp chế độ cho giáo viên kiêm nhiệm Tổng phụ trách Đội

Giáo viên Tổng phụ trách Đội là người có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh và điều hành các hoạt động phong trào của nhà trường. Vậy chế độ giáo viên kiêm nhiệm Tổng phụ trách Đội được quy định như thế nào?

Tiền phụ cấp trách nhiệm

Căn cứ Thông tư 05/2005/TT-BNV, mức phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương tối thiểu chung.

Trong đó, phụ cấp trách nhiệm của giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội được quy định:

- Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I được hưởng mức 2, hệ số 0,3.

- Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng II được hưởng mức 3, hệ số 0,2.

- Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III được hưởng mức 4, hệ số 0,1.

Hiện nay, theo Nghị quyết 70/2018/QH14, mức lương tối thiểu chung hay mức lương cơ sở được quy định là 1.490.000 đồng. Theo đó, tiền phụ cấp được tính như sau:

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp

1

0,5

745.000 đồng

2

0,3

447.000 đồng

3

0,2

298.000 đồng

4

0,1

149.000 đồng

che do giao vien kiem nhiem tong phu trach doiChế độ giáo viên kiêm nhiệm Tổng phụ trách Đội (Ảnh minh họa)

Giáo viên Tổng phụ trách Đội dạy bao nhiêu tiết 1 tuần?

Tại khoản 3 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:

- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần;

- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học;

- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học.

Trong đó, cũng theo Điều 6, định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể:

- Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết;

- Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

- Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;

- Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

Như vậy, theo quy định trên, giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội sẽ được giảm số tiết dạy. Số tiết dạy được giảm tùy thuộc vào hạng trường mà giáo viên công tác.

Thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT, thời hạn giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội là 05 năm. Hết thời hạn trên, nhà trường có trách nhiệm bố trí giáo viên trở lại giảng dạy theo đúng chuyên ngành được đào tạo.

Trường hợp giáo viên hết thời hạn được cử nhưng còn đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng tiếp tục làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường để xem xét, quyết định tiếp tục cử làm Tổng phụ trách Đội của nhà trường.

Trường hợp giáo viên chưa hết thời hạn được cử mà thôi không làm Tổng phụ trách Đội thì hiệu trưởng ra quyết định thôi cử đối với giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, đồng thời cùng Hội đồng trường xem xét, chọn và cử giáo viên khác thay thế.

Trên đây là tổng hợp chế độ giáo viên kiêm nhiệm Tổng phụ trách Đội. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Chế độ nghỉ phép của giáo viên: 3 điều cần biết.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng chế độ gì?

Giáo viên dạy người khuyết tật được hưởng chế độ gì khác so với giáo viên thông thường? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về mức phụ cấp cũng như những quyền lợi, chế độ cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật theo quy định của pháp luật.