Giáo viên tập sự không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi?

Sau khi trúng tuyển viên chức, phần lớn giáo viên sẽ phải thực hiện chế độ tập sự trong thời gian từ 03-12 tháng để làm quen với công việc. Vậy giáo viên có được hưởng phụ cấp ưu đãi khi đang tập sự không?


Tập sự, giáo viên được hưởng 100% lương và phụ cấp?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 29 năm 2012 của Chính phủ, chế độ tập sự của giáo viên là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng làm quen với môi trường công tác.

Cũng tại Nghị định này, trong quá trình tập sự, giáo viên phải trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu và tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Trong thời gian tập sự, giáo viên sẽ được hưởng 85% mức lương chức danh nghề nghiệp tương ứng vị trí việc làm tuyển dụng. Nếu có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì:

- Người có trình độ thạc sĩ: Hưởng 85% mức lương bậc 2 của chức danh nghề nghiệp tương ứng vị trí việc làm tuyển dụng;

- Người có trình độ tiến sĩ: Hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng.

Đặc biệt, giáo viên tập sự có thể được hưởng 100% lương và phụ cấp nếu thuộc các trường hợp:

- Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ…

Như vậy, có thể thấy, trong một số trường hợp cụ thể, giáo viên tập sự vẫn có thể được hưởng 100% mức lương và phụ cấp theo quy định.

Xem thêm

giáo viên tập sự có được hưởng phụ cấp ưu đãi
Giáo viên tập sự có được hưởng phụ cấp ưu đãi
không? (Ảnh minh họa)

Giáo viên tập sự không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT, nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) được hưởng phụ cấp ưu đãi nếu đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP vào:

- Ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (có 02 chữ số đầu của mã ngạch là 15); hoặc

- Hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (có ký tự đầu là V.07).

Trong đó, ngạch viên chức đã được sửa đổi thành “chức danh nghề nghiệp viên chức” theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP.

Đồng thời, các Thông tư liên tịch 20, 21, 22, 23 năm 2015 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã bãi bỏ Quyết định 61/2005/QĐ-BNV trong đó có quy định về chức danh và mã ngạch viên chức bắt đầu bằng 15.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 29 năm 2012, việc phân loại viên chức nói chung và phân loại giáo viên nói riêng căn cứ vào chức danh nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp gồm:

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Ngoài ra, tại Điều 23 Nghị định 29/2012, khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản. Nếu người tập sự đạt yêu cầu sau thời gian tập sự thì được quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và hưởng lương theo vị trí việc làm.

Từ những phân tích trên, có thể thấy, chỉ những người đã đạt yêu cầu sau thời gian tập sự mới được chuyển xếp lương vào hạng viên chức theo Nghị định 204 và được hưởng phụ cấp ưu đãi. Đồng nghĩa, giáo viên tập sự sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi.

>> 2 trường hợp viên chức tập sự không được tuyển dụng

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Cách tính thời gian làm việc, nghỉ hè của giáo viên thời Covid-19

Cách tính thời gian làm việc, nghỉ hè của giáo viên thời Covid-19

Cách tính thời gian làm việc, nghỉ hè của giáo viên thời Covid-19

Vì diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp nên việc dạy và học của giáo viên, học sinh có nhiều biến động. Vì lẽ đó, ngày 22/4/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 1366/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn chi tiết về chế độ làm việc, nghỉ hè của giáo viên trong thời gian dịch bệnh.