Thủ tục xét tuyển đặc cách công chức thế nào?

Không chỉ viên chức được xét tuyển đặc cách mà công chức cũng được tuyển dụng ngoài hai hình thức thi tuyển và xét tuyển. Vậy thủ tục này được tiến hành thế nào?


Ai được tiếp nhận vào làm công chức từ 01/12/2020?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, căn cứ yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức với các đối tượng sau đây:

- Có đủ 05 năm công tác trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển:

  • Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Cán bộ, công chức cấp xã;
  • Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức.

Lưu ý: Thời gian 05 năm công tác không kể thời gian tập sự, thử việc. Nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian trước đó làm ở vị trí việc làm thuộc các trường hợp nêu trên.

- Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và có đủ 05 năm công tác trở lên không kể tập sự, thử việc phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc tương đương:

  • Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty;
  • Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị;
  • Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên.

Lưu ý: Các đối tượng này làm việc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Điều động, luân chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ với người từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được điều động, luân chuyển giữ vị trí công tác không phải cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

Lưu ý: Trường hợp này không yêu cầu phải đủ 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến và khi tiếp nhận vào công chức thì không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

Như vậy, có 03 trường hợp được xét tuyển đặc cách vào công chức mà không qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Đáng chú ý, ngoài các tiêu chuẩn trên, người được tiếp nhận vào công chức còn phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

- Đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức: Có 01 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; đủ 18 tuổi trở lên; có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ phù hợp, có phẩm chất chính trị…

- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật và không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.

thu tuc xet tuyen dac cach cong chuc

Thủ tục xét tuyển đặc cách công chức thế nào? (Ảnh minh họa)


Trình tự, thủ tục xem xét đặc cách công chức

Để được tiếp nhận vào làm công chức, người được tiếp nhận phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

Bước 1: Xem xét điều kiện, tiêu chuẩn

Bởi việc xem xét tiếp nhận đặc cách vào công chức không áp dụng với mọi trường hợp nên trước hết, người được xem xét tiếp nhận phải kiểm tra bản thân có đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn đã nêu ở trên.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu trên, căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 138/2020, người được xem xét vào công chức phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau đây:

- Sơ yếu lý lịch công chức (lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác).

- Văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển (bản sao).

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ;

- Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác, có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.

Đặc biệt, người được xem xét tiếp nhận không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong 02 trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;

- Được miễn thi ngoại ngữ hoặc tin học.

Bước 3: Tiếp nhận vào công chức

Để bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý

Không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch trong trường hợp này nhưng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận đã nêu ở trên. Khi đó, việc tiếp nhận thực hiện như sau:

- Cơ quan quản lý công chức đồng thời là cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc là cấp dưới của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm: Quyết định bổ nhiệm đồng thời là quyết định tiếp nhận;

- Cơ quan quản lý công chức là cấp trên của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm: Cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm phải báo cáo cơ quan quản lý công chức đồng ý về việc tiếp nhận trước khi quyết định bổ nhiệm.

Để bổ nhiệm vào công chức không phải lãnh đạo, quản lý

Ngoài trường hợp bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và có đủ 05 năm công tác trở lên phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận, được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm thì các trường hợp khác đều phải thành lập Hội đồng kiểm tra.

Hội đồng này thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

- Tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận:

  • Nội dung sát hạch phải căn cứ vào yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển.
  • Hình thức là phỏng vấn hoặc viết hoặc kết hợp phỏng vấn và viết. Việc chọn hình thức nào do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch.

- Báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý công chức về kết quả kiểm tra, sát hạch.

Trên đây là thủ tục xét tuyển đặc cách công chức theo quy định mới nhất. Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> 8 điểm mới về tuyển dụng công chức

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?

Tổ trưởng tổ chuyên môn: Chế độ, quyền lợi được hưởng

Tổ trưởng tổ chuyên môn: Chế độ, quyền lợi được hưởng

Tổ trưởng tổ chuyên môn: Chế độ, quyền lợi được hưởng

Giáo viên tổ trưởng tổ chuyên môn là người có nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường... Vậy giáo viên tổ trưởng chuyên môn có được hưởng quyền lợi gì không?