Thêm điều kiện xét chuyển công chức xã thành công chức huyện

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý. Vậy có khi nào công chức cấp xã được xét chuyển thành công chức cấp huyện không? Khi đó, điều kiện và thủ tục xét chuyển thế nào?


Thêm điều kiện xét chuyển công chức xã thành công chức cấp huyện

Theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức, công chức cấp xã gồm các chức danh: Trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, văn phòng thống kê, tư pháp hộ tịch, tài chính kế toán…

Để được xét chuyển thành công chức cấp huyện, công chức cấp xã phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Nghị định số 24 năm 2010 sửa đổi, bổ sung 2018:

- Cơ quan sử dụng công chức có nhu cầu;

- Có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm;

- Phải có thời gian làm công chức cấp xã từ đủ 60 tháng trở lên. Thời gian này không bao gồm thời gian tập sự. Nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội 01 lần thì được cộng dồn;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;

- Không trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc thi hành quyết định kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền; Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Không đang bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng...

Ngoài ra, Nghị định số 161/2018 đã sửa đổi, bổ sung thêm một số điều kiện để được xét chuyển từ cấp xã lên cấp huyện: Thời gian tập sự không tính vào thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên và xét chuyển công chức cấp xã bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo.

Theo đó, nếu công chức cấp xã được xét chuyển để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên thì sẽ thực hiện đồng thời việc xét chuyển và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện

Xét chuyển công chức xã thành công chức huyện thế nào? (Ảnh minh họa)

Thủ tục xét chuyển công chức cấp xã lên cấp huyện

Thủ tục xét chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện được thực hiện theo trình tự các bước căn cứ tại Quyết định số 546 của Bộ Nội vụ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ

- Đơn đề nghị xét chuyển thành công chức cấp huyện trở lên;

- Bản đánh giá, nhận xét quá trình công tác và ý kiến đồng ý cho chuyển công tác của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức cấp xã;

- Sơ yếu lý lịch của công chức, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đang công tác;

- Các văn bằng, chứng chỉ (bản sao chứng thực);

- Giấy chứng nhận sức khỏe mới được cấp trong vòng 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

Bước 2: Kiểm tra, sát hạch

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ ở bước 1, người có nguyện vọng trở thành công chức từ cấp huyện trở lên phải gửi hồ sơ cho người đứng đầu cơ quan tuyển dụng xem xét.

Sau đó, Hội đồng kiểm tra, sát hạch sẽ được thành lập để đánh giá các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người đề nghị theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển:

- Kiểm tra các điều kiện, tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ;

- Sát hạch trình độ hiểu biết chung, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Bước 3: Xem xét, quyết định xét chuyển

Căn cứ vào kết quả kiểm tra sát hạch, người đề nghị sẽ được xem xét, quyết định xét chuyển. Công chức cấp xã được xét chuyển thành công chức cấp huyện thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm đảm nhiệm.

Đồng thời, việc xếp lương của đối tượng này được thực hiện theo khoản 4 Điều 13 Thông tư số 13/2010: Nếu đang xếp lương như công chức hành chính thì sau khi chuyển thành công chức cấp huyện sẽ tiếp tục được hưởng bậc lương cùng phụ cấp (nếu có) hiện hưởng.

>> Infographic: 5 thông tin mới liên quan đến mọi cán bộ, công chức cấp xã

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.