Thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức thế nào?

Bên cạnh thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập còn được tiếp nhận vào viên chức một số trường hợp đặc cách. Vậy thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức như thế nào?


1. Trường hợp xét tuyển đặc cách vào viên chức

Căn cứ vào điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức, yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng, Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định, sẽ xem xét tiếp nhận vào viên chức các trường hợp sau đây:

- Đối tượng 1: Có đủ 05 năm công tác trở lên, làm công việc chuyên môn phù hợp công việc dự kiến được tiếp nhận. Tức là, thời gian này phải là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, không tính thời gian tập sự, làm công việc chuyên môn phù hợp công việc ở vị trí dự kiến được tiếp nhận.

Trong khi đó, Nghị định 115 đang yêu cầu có ít nhất 05 năm làm việc ở vị trí có yêu cầu trình độ từ đại học trở lên, phù hợp vị trí cần tuyển, có đóng BHXH bắt buộc. Đặc biệt, quy định cũ đã liệt kê cụ thể các đối tượng đáp ứng điều kiện này sẽ được tiếp nhận. Nhưng quy định mới thì không.

Điều đó đồng nghĩa, các đối tượng chỉ cần đáp ứng điều kiện trên là sẽ được tiếp nhận vào viên chức mà không giới hạn chỉ các đối tượng được tiếp nhận như quy định cũ.

- Đối tượng 2: Cán bộ, công chức cấp xã đang làm việc ở vị trí việc làm dự kiến được tiếp nhận. Trong khi đó, ở quy định cũ, đây là một trong các đối tượng phải đáp ứng điều kiện đủ ít nhất 05 năm làm việc ở vị trí việc làm tương ứng vị trí dự kiến làm việc, có đóng BHXH bắt buộc.

- Đối tượng 3: Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp vị trí việc làm trong các lĩnh vực gồm: Nghệ thuật, thể dục thể thao, lĩnh vực văn hóa và các nghề truyền thống.

- Đối tượng 4: Người từng là cán bộ, công chức, viên chức sau đó chuyển công tác đến làm việc ở cơ quan khác nhưng vẫn làm công việc phù hợp với vị trí dự kiến được tiếp nhận (trong khi đó, quy định cũ liệt kê cụ thể các cơ quan khác mà người này được chuyển công tác đến).

- Bổ sung thêm hai đối tượng:

  • Đối tượng 5: Người đã tốt nghiệp tiến sĩ trở lên, đang làm việc ở trụ sở/chi nhánh cơ quan được thành lập ở nước ngoài hoặc cơ quan nước ngoài có chi nhánh, trụ sở ở Việt Nam, có chuyên ngành phù hợp, có đủ 03 năm công tác làm công việc chuyên môn trở lên phù hợp vị trí dự kiến tiếp nhận.
  • Đối tượng 6: Người được cử đi học cử tuyển sau đó trở về công tác tại nơi cử đi học.
Thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức theo quy định mới nhất
Thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức theo quy định mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Tuyển dụng đặc cách viên chức theo thủ tục thế nào?

2.1 Chuẩn bị hồ sơ

- Sơ yếu lý lịch (có thời gian lập là trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

- Văn bằng, chứng chỉ (bản sao) theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.

- Giấy chứng nhận sức khỏe (được cấp trong hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ).

- Bản tự nhận xét, đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn và quá trình công tác (người đứng đầu cơ quan nơi công tác xác nhận - nếu có).

2.2 Quy trình, thủ tục xem xét tiếp nhận vào viên chức

Với các đối tượng được xem xét nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý (đối tượng 1, đối tượng 2 và đối tượng 6, sẽ thực hiện tiếp nhận theo quy trình nêu tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP dưới đây:

Bước 1: Lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch

Bước 2: Hội đồng thực hiện các công việc:

  • Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ.
  • Tổ chức sát hạch về hiểu biết chung, năng lực chuyên mon, nghiệp vụ của người được tiếp nhận.

Bước 3: Báo cáo về kết quả kiểm tra, sát hạch.

Bước 4: Ra quyết định tuyển dụng theo thẩm quyền.

Trên đây là thông tin về thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức theo quy định mới nhất tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP. Nếu còn thắc mắc, LuatVietnam sẽ giải đáp thông qua tổng đài 19006192 .

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

[Tổng hợp] Điểm đáng chú ý của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

[Tổng hợp] Điểm đáng chú ý của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

[Tổng hợp] Điểm đáng chú ý của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chiều 28/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Dưới đây là tổng hợp những điểm đáng chú ý về lực lượng bảo vệ trật tự ở cơ sở.