Cập nhật thủ tục thi nâng ngạch công chức mới nhất

Nâng ngạch là một trong những thủ tục mà rất nhiều công chức quan tâm hiện nay. Vậy để được thi nâng ngạch, công chức phải trải qua trình tự, thủ tục thế nào theo quy định mới nhất?


Bước 1: Xác định điều kiện thi nâng ngạch của công chức

Hiện nay, theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019, công chức khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được đăng ký dự thi nâng ngạch:

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;

- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;

- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.

Xem thêm…

Khi công chức đủ điều kiện thì cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm rà soát, xác định và lập danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch căn cứ vào số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP).


Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thi nâng ngạch công chức được nêu chi tiết tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Cụ thể gồm:

- Sơ yếu lý lịch công chức (được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức);

- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi;

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi. Riêng về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, công chức sẽ không phải nộp 02 loại giấy tờ nầy nếu đã có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học hoặc được miễn thi 02 môn này.

- Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.

thu tuc thi nang ngach cong chuc

Cập nhật thủ tục thi nâng ngạch công chức mới nhất (Ảnh minh họa)


Bước 3: Tham gia thi nâng ngạch

Hiện nay, theo quy định tại Điều 37 Nghị định 138/2020, công chức phải dự thi 04 môn khi muốn nâng ngạch công chức là môn kiến thức chung, môn ngoại ngữ, môn tin học và môn chuyên môn, nghiệp vụ.

Trong khi trước đây, tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) thì thi nâng ngạch công chức phải thi qua 02 vòng:

- Vòng 01: Thi trắc nghiệm trên máy tính gồm 03 phần là kiến thức chung, ngoại ngữ và tin học. Chỉ khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch không có điều kiện thi trên máy tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.

- Vòng 02: Thi môn chuyên môn, nghiệp vụ.

Có thể thấy, mặc dù vẫn gồm 04 môn thi như trước đây nhưng về trình tự, theo quy định hiện nay không còn chia theo 02 vòng mà tính thành 04 môn riêng biệt. Theo đó, các môn thi được quy định như sau:

1/ Kiến thức chung:

- Hình thức: Thi trắc nghiệm

- Nội dung: 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của ngạch dự thi;

- Thời gian: 60 phút

2/ Ngoại ngữ:

- Hình thức: Thi trắc nghiệm

- Nội dung: 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của ngạch dự thi do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch quyết định

- Thời gian: 30 phút

- Miễn thi:

  • Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
  • Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
  • Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn trình độ, tiêu chuẩn của ngạch dự thi;
  • Có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ hoặc ở trình độ cao hơn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam.

3/ Tin học:

- Hình thức: Thi trắc nghiệm

- Nội dung: 30 câu hỏi theo yêu cầu của ngạch dự thi;

- Thời gian: 30 phút

- Miễn thi: Nếu có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.

4/ Môn chuyên môn, nghiệp vụ

- Nâng ngạch lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:

  • Hình thức: Thi viết đề án tối đa 08 tiếng và thi bảo vệ đề án tối đa 30 phút;
  • Nội dung: Theo yêu cầu của ngạch dự thi.
  • Thang điểm: 100 điểm cho mỗi hình thức thi.

- Nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương:

  • Hình thức: Thi viết;
  • Thời gian: 180 phút
  • Nội dung: Theo yêu cầu của ngạch dự thi;
  • Thang điểm: 100 điểm.

- Nâng ngạch lên ngạch cán sự hoặc tương đương; ngạch chuyên viên hoặc tương đương:

  • Hình thức: Thi viết;
  • Thời gian 120 phút;
  • Nội dung: Theo yêu cầu của ngạch dự thi;
  • Thang điểm: 100 điểm.

Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quyết định thi trắc nghiệm trên máy vi tính thì không phải thi môn tin học và kết quả của môn thi được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài trên máy tính. Không phúc khảo kết quả thi trắc nghiệm trên máy vi tính

 

Bước 4: Xác định người trúng tuyển

- Ba môn thi kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học: Có số câu trả lời đúng từ 50% trở lên trừ trường hợp được miễn thi.

- Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ: Đạt từ 50 điểm trở lên. Riêng nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp phải đạt từ 100 điểm trở lên trong đó điểm thi viết đề án và bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm mỗi bài thi trở lên.

Kết quả được lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu nâng ngạch được giao. Tuy nhiên, nếu có từ 02 người trở lên có tổng kết quả điểm thi môn chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì chọn người trúng tuyển nâng ngạch công chức theo thứ tự:

- Công chức là nữ;

- Công chức là người dân tộc thiểu số;

- Công chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);

- Công chức có thời gian công tác nhiều hơn.

Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan quản lý công chức và quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức.


Bước 5: Phúc khảo

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thiện chấm thi, Hội đồng thi nâng ngạch công chức công khai trên trang thông tin điên tử hoặc cổng thông tin điện tử và gửi bằng văn bản đến cơ quan quản lý công chức về điểm thi để thông báo cho người dự thi.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo điểm thi, công chức có quyền phúc khảo kết quả điểm của môn kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học (nếu thi trên giấy) và môn chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.

- Chậm nhất 05 ngày làm việc từ ngày công bố kết quả chấm phúc khảo, Hội đồng thi nâng ngạch báo cáo người đứng đầu cơ quan tổ chức thi phê duyệt kết quả và danh sách công chức trúng tuyển.


Bước 6: Bổ nhiệm vào ngạch công chức mới

- Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả, cơ quan quản lý công chức có công chức dự thi sẽ được thông báo kết quả thi và danh sách công chức trúng tuyển bằng văn bản.

- Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách công chức trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức đã trúng tuyển.

Trên đây là chi tiết trình tự, thủ tục thi nâng ngạch công chức gồm 06 bước nêu trên. Nếu còn thắc mắc, công chức liên hệ 19006192 để được tư vấn, giải đáp.

>> 8 điểm mới về tuyển dụng công chức theo Nghị định 138/2020

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Lý do quân đội, công an không bị cắt phụ cấp thâm niên?

Một trong những điều đáng chú ý trong đợt cải cách tiền lương 01/7/2024 chính là việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với công chức, viên chức. Tuy nhiên, điều này lại không áp dụng đối với quân đội, công an. Vậy lý do quân đội công an không bị cắt phụ cấp thâm niên là gì?

Tổ trưởng tổ chuyên môn: Chế độ, quyền lợi được hưởng

Tổ trưởng tổ chuyên môn: Chế độ, quyền lợi được hưởng

Tổ trưởng tổ chuyên môn: Chế độ, quyền lợi được hưởng

Giáo viên tổ trưởng tổ chuyên môn là người có nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường... Vậy giáo viên tổ trưởng chuyên môn có được hưởng quyền lợi gì không?