Hướng dẫn đóng BHXH cho người làm việc theo hợp đồng mùa vụ

Trên thị trường, số lượng lao động làm việc theo mùa vụ không phải ít. Việc đóng bảo hiểm cho những lao động này như thế nào? Có khác so với người làm việc theo hợp đồng có thời hạn?

Điều kiện làm việc theo mùa vụ

Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ là người:

- Làm công việc theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;

- Không làm công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, ngoại trừ 05 trường hợp tạm thời thay thế người lao động:

+ Đi làm nghĩa vụ quân sự;

+ Nghỉ theo chế độ thai sản;

+ Nghỉ theo chế độ ốm đau;

+ Nghỉ theo chế độ tai nạn lao động;

+ Nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Xem thêm: 10 lưu ý khi ký hợp đồng lao động theo mùa vụ

Hướng dẫn đóng BHXH cho người làm việc theo hợp đồng mùa vụ

Hướng dẫn đóng BHXH cho người làm việc theo hợp đồng mùa vụ (Ảnh minh họa)
 

Hợp đồng lao động mùa vụ có phải đóng bảo hiểm?

Đối với bảo hiểm xã hội

Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nêu, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH), bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 - 12 tháng;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Do đó, có thể phân loại trách nhiệm tham gia BHXH cho người làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ như sau:

- Người làm việc từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

- Người làm việc với thời hạn dưới 01 tháng thì không phải đóng BHXH bắt buộc.

Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020
 

Đối với bảo hiểm y tế

Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 liệt kê các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó, nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng sẽ bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

- Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương…

Với quy định này, có thể thấy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế.

Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2020
 

Đối với bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc bao gồm:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 - 12 tháng.

Lưu ý: Người đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, người làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ có thời hạn dưới 03 tháng sẽ không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2020

Trên đây là những thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người làm việc theo hợp đồng mùa vụ. Điều đáng nói, từ năm 2021, khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức được áp dụng thì hợp đồng mùa vụ sẽ không còn. Vậy những lao động này sẽ đi đâu?


>> Từ 2021, bỏ hợp đồng lao động thời vụ, ai được lợi?
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?