Khi nào bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội?

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như tránh thất thoát Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH), pháp luật quy định, trong một số trường hợp, cơ quan BHXH sẽ tiến hành truy thu tiền bảo hiểm của các doanh nghiệp.

4 trường hợp bị truy thu tiền đóng bảo hiểm

Theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH, truy thu là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (gọi chung là tiền đóng bảo hiểm) của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng.

Cụ thể các trường hợp truy thu tiền bảo hiểm được quy định tại Điều 38 Quyết định này như sau:

1. Truy thu doanh nghiệp trốn đóng

Doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm (gọi chung là trốn đóng).

Số tiền truy thu = Số tiền phải đóng theo quy định + Tiền lãi

Trong đó: Tiền lãi được tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng:

- Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

- Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng với từng năm tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

2. Truy thu người lao động do có thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động chưa đóng

Trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì:

Số tiền truy thu = Số tiền BHXH phải đóng theo quy định + Tiền lãi

Trong đó, tiền lãi cũng được tính trên số tiền phải đóng.

3. Truy thu doanh nghiệp do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng bảo hiểm cho người lao động

Trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc hợp đồng lao động (phụ lục hợp đồng lao động) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng bảo hiểm cho người lao động mới thực hiện truy thu tiền bảo hiểm thì:

Số tiền truy thu = Số tiền phải đóng theo quy định + Tiền lãi

Trong đó, tiền lãi cũng được tính trên số tiền phải đóng.

4. Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền

Khi nào bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội?

Khi nào bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội? (Ảnh minh họa)

Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu

Cũng theo Điều luật này, cụ thể khoản 3 quy định:

- Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động tương ứng thời gian truy thu.

Tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.

- Tỷ lệ truy thu được tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từng thời kỳ do Nhà nước quy định.

Việc tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là nghĩa vụ của cả người lao động và doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi tham gia quan hệ lao động, bất cứ ai cũng cần lưu ý khi thực hiện nghĩa vụ này.


>> 5 lưu ý cho doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Tổng hợp nội dung đáng chú ý về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Theo đó, có 7 lưu ý người lao động cần phải biết khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025.