Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 có gì thay đổi?
Tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu vùng không chỉ thay đổi mức lương hiện hưởng mà còn ảnh hưởng khá nhiều tới mức đóng BHXH của người lao động. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 sẽ thay đổi như thế nào?
Ghi chú:
BHXH: |
Bảo hiểm xã hội |
BHYT: |
|
BHTN: |
|
BHTNLĐ, BNN: |
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội 2020
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo công thức:
Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2020:
Các khoản trích theo lương |
Tỷ lệ trích vào lương của người lao động |
Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động |
Tổng cộng |
BHXH |
8% |
17% |
25% |
BHYT |
1,5% |
3% |
4,5% |
BHTN |
1% |
1% |
2% |
BHTNLĐ, BNN |
- |
0,5% |
0,5% |
Tổng tỷ lệ trích |
10,5% |
21,5% |
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2020:
+ Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề.
- Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng |
Người làm việc trong điều kiện bình thường |
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề |
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
Vùng I |
4.420.000 |
4.729.400 |
4.965.870 |
5.060.458 |
Vùng II |
3.920.000 |
4.194.400 |
4.404.120 |
4.488.008 |
Vùng III |
3.430.000 |
3.670.100 |
3.853.605 |
3.927.007 |
Vùng IV |
3.070.000 |
3.284.900 |
3.449.145 |
3.514.843 |
+ Mức lương tháng đóng BHXH tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở.
Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
Từ 01/7/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 thay đổi thế nào? (Ảnh minh họa)
Mức đóng BHXH năm 2020 tăng tới 176.000 đồng/tháng
Trên cơ sở cách tính mức đóng BHXH nêu trên, có thể xác định mức đóng BHXH năm 2020 và mức tăng so với năm 2019 như sau:
Mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Mức tăng |
Người làm việc trong điều kiện bình thường |
|||
Vùng I |
334.400 |
353.600 |
19.200 |
Vùng II |
296.800 |
313.600 |
16.800 |
Vùng III |
260.000 |
274.400 |
14.400 |
Vùng IV |
233.600 |
245.600 |
12.000 |
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề |
|||
Vùng I |
357.808 |
378.352 |
20.544 |
Vùng II |
317.576 |
335.552 |
17.976 |
Vùng III |
278.200 |
293.608 |
15.408 |
Vùng IV |
249.952 |
262.792 |
12.840 |
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
|||
Vùng I |
375.698,4 |
397.269,6 |
21.571,2 |
Vùng II |
333.454,8 |
352.329,6 |
18.874,8 |
Vùng III |
292.110 |
308.288,4 |
16.178,4 |
Vùng IV |
262.449,6 |
275.931,6 |
13.482 |
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
|||
Vùng I |
382.854,6 |
404.836,6 |
21.982 |
Vùng II |
339.806,3 |
359.040,6 |
19.234,3 |
Vùng III |
297.674 |
314.160,6 |
16.486,6 |
Vùng IV |
267.448,6 |
281.187,4 |
13.738,8 |
Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa
Đơn vị tính: đồng/tháng
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Mức tăng |
||
Từ 01/01 |
Từ 01/7 |
Từ 01/01 |
Từ 01/7 |
|
2.384.000 |
2.384.000 |
2.560.000 |
0 |
176.000 |
Tóm lại, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020. Đó là tỷ lệ đóng và Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong khi tỷ lệ đóng BHXH năm 2020 không có gì thay đổi, thì mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu và tối đa thay đổi ít nhiều.
Người sử dụng lao động và người lao động đều cần phải biết được thông tin này để điều chỉnh mức đóng BHXH năm 2020 cho phù hợp với quy định nêu trên.
>> Thay đổi quan trọng về chính sách bảo hiểm xã hội từ năm 2020
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Có thai rồi mới đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản? (20/01/2021 10:00)
- Đóng bảo hiểm bao lâu thì được rút BHXH 1 lần? (16/01/2021 19:30)
- Người trên 60 tuổi có được đóng BHXH không? (05/01/2021 13:00)
- Video: Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu năm đóng BHXH thì giải quyết thế nào? (28/12/2020 13:16)
- Các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH năm 2021 (16/12/2020 13:00)
- Cách tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu theo quy định mới nhất (16/12/2020 10:00)
- Chủ nhà có phải mua bảo hiểm y tế cho người giúp việc? (15/12/2020 10:00)
- Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì? (11/12/2020 10:00)
- Từ 2021, làm gì khi đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu năm đóng BHXH? (09/12/2020 10:00)
- Video: Không tăng lương cơ sở 2021: 10 khoản trợ cấp BHXH bị ảnh hưởng (07/12/2020 13:35)
- Infographic: Sinh con năm 2021, được nhận những khoản tiền nào? (27/01/2021 11:00)
- Mang thai ngoài tử cung có được giải quyết chế độ thai sản? (27/01/2021 10:03)
- Mất thẻ BHYT, làm sao để được thanh toán tiền khám chữa bệnh? (25/01/2021 10:00)
- 4 chính sách ưu đãi cho hộ nghèo khi đi khám chữa bệnh (22/01/2021 10:05)
- Thẻ BHYT hết hạn khi đang nằm viện, có được chi trả? (21/01/2021 10:00)
- 4 thông tin mới ảnh hưởng trực tiếp đến những ai có lương hưu (20/01/2021 13:57)
- Tăng tuổi nghỉ hưu, số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu có tăng? (22/11/2019 07:30)
- Video: Hướng dẫn cách tính tiền thai sản năm 2020 (21/11/2019 09:23)
- Người lao động tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được không? (19/11/2019 07:30)
- Điểm mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2020 (15/11/2019 07:30)
- Thực hư chuyện sau 2020 không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần (13/11/2019 07:30)