Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2020 có thay đổi hay không?

Tiếp nối chuỗi thông tin về các chính sách bảo hiểm trong năm tới, LuatVietnam cung cấp tới độc giả những quy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế năm 2020.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

Tổng mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của người lao động bằng 4,5% mức tiền lương tháng.

Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Với quy định này, có thể xác định được mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động trong các doanh nghiệp trong năm 2020 như sau:

Mức đóng bảo hiểm y tế tối thiểu

Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595 nêu rõ:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Cụ thể:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng BHYT của người lao động

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Vùng I

4.420.000

66.300

Vùng II

3.920.000

58.800

Vùng III

3.430.000

51.450

Vùng IV

3.070.000

46.050

Người đã qua học nghề, đào tạo nghề

Vùng I

4.729.400

70.941

Vùng II

4.194.400

62.916

Vùng III

3.670.100

55.051

Vùng IV

3.284.900

49.273

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.641.000

69.615

Vùng II

4.116.000

61.740

Vùng III

3.601.500

54.022

Vùng IV

3.223.500

48.352

Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

4.729.400

70.941

Vùng II

4.194.400

62.916

Vùng III

3.670.100

55.051

Vùng IV

3.284.900

49.273

Mức đóng bảo hiểm y tế 2020

Mức đóng bảo hiểm y tế 2020 (Ảnh minh họa)

Mức đóng bảo hiểm y tế tối đa

Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 595:

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

Như vậy:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Thời gian

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng BHYT của người lao động

Từ 01/01/2020

29.800.000

447.000

Từ 01/7/2020

32.000.000

480.000

Xem thêm: Ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở tới mức đóng bảo hiểm y tế

Tóm lại, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020. Đó là tỷ lệ đóng và Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong khi tỷ lệ đóng BHXH năm 2020 không có gì thay đổi, thì mức tiền lương tháng đóng BHXH tối thiểu và tối đa thay đổi ít nhiều.

Người sử dụng lao động và người lao động đều cần phải biết được thông tin này để điều chỉnh mức đóng BHXH năm 2020 cho phù hợp với quy định nêu trên.

>> Video: Có dòng chữ này trên thẻ BHYT, hưởng lợi cả trăm triệu đồng

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?