Khai mạc kỳ họp đầu tiên của QH khoá mới

8h45 sáng nay, các ĐBQH bắt đầu phiên họp đầu tiên kỳ họp thứ nhất, QH khoá XII. Gần 500 đại biểu, trong đó có 193 người tái cử sẽ có ba tuần làm việc tại Hà Nội. Quốc hội sẽ quyết định về công tác nhân sự, bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng.

 

Sau khi Chủ tịch Hội đồng bầu cử khóa XII Nguyễn Phú Trọng báo cáo kết quả bầu cử, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã có bài phát biểu quan trọng. Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng sẽ điều khiển các phiên họp cho đến khi QH bầu được Chủ tịch QH khóa mới.

Cũng trong buổi sáng, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đọc tờ trình giới thiệu danh sách để Quốc hội bầu Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu.

Ba tiêu chuẩn chọn lãnh đạo chủ chốt

Theo Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng, nguyên tắc chung trong quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy, bầu và phê chuẩn nhân sự cấp cao là “phải phát huy dân chủ, tôn trọng các ý kiến, kiến nghị của các vị đại biểu QH, đồng thời phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng”. Ông đề nghị các đại biểu QH cần nắm vững và vận dụng ba tiêu chuẩn trong việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo chủ chốt:

 

- Thứ nhất, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối chính sách, pháp luật, thuyết phục và tổ chức để nhân dân thực hiện; có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Thứ hai, gương mẫu về đạo đức, lối sống, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có tác phong dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ.

- Thứ ba, có kiến thức và kinh nghiệm về lãnh đạo và quản lý; đã học tập có hệ thống ở các trường Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân; có trình độ học vấn, chuyên môn; trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả.

Trong 16 ngày làm việc (dự kiến bế mạc ngày 6-8), QH sẽ thảo luận, thông qua nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng và nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ QH khóa XII.

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho biết Luật phòng chống tham nhũng được QH khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 8 đã qui định thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở trung ương. Xuất phát từ tình hình thực tiễn, Đại hội X của Đảng và Hội nghị trung ương 3 yêu cầu phải tổ chức cơ quan chuyên trách về phòng chống tham nhũng ở địa phương.

Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của QH, Ủy ban Thường vụ QH nhất trí trình QH tại kỳ họp này bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2007; đồng thời xem xét thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng.

Dự kiến ngay tại kỳ họp này, QH khóa XII cũng sẽ thảo luận và thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ QH khóa XII từ 5 năm xuống còn 4 năm.

Sự điều chỉnh này nhằm rút ngắn khoảng cách giữa thời gian bầu cử QH và thời gian bầu Hội đồng nhân dân các cấp. Khoảng cách nhiệm kỳ bầu cử của hai cơ quan này hiện nay là 2 năm, vì vậy việc đề ra nhiệm vụ kinh tế - xã hội thiếu sự thống nhất.

Một số nội dung chính của kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khoá XII:

- Xem xét, quyết định về tổ chức, nhân sự của bộ máy nhà nước: Bầu Chủ tịch QH, các phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ QH, thành viên Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của QH...

- Bầu Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

- Phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

- Phê chuẩn danh sách các thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

- Quốc hội sẽ nghe báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng khác như: phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2005, rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, xem xét, thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng.

(Theo VietNamNet)

 

 

 

Một số nội dung chính của kỳ họp đầu tiên, QH khóa XII

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 15/9/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các tuyến quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm

Từ 15/9/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các tuyến quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm

Từ 15/9/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các tuyến quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm

Ngày 29/6, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. Đồng thời, Nghị quyết nêu rõ: Từ ngày 15/9/2007, người đi môtô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Từ ngày 15/12/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Đăng ký thường trú: Cải cách lớn có lợi cho nhân dân

Đăng ký thường trú: Cải cách lớn có lợi cho nhân dân

Đăng ký thường trú: Cải cách lớn có lợi cho nhân dân

Ngày 1/7, Bộ Công an đã có Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú. Theo Thông tư, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức về cư trú nhằm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết công việc, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đăng ký, quản lý cư trú.

Chuyển đổi doanh nghiệp theo hình thức công ty mẹ-công ty con: Xác định hình thức liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính

Chuyển đổi doanh nghiệp theo hình thức công ty mẹ-công ty con: Xác định hình thức liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính

Chuyển đổi doanh nghiệp theo hình thức công ty mẹ-công ty con: Xác định hình thức liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính

Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty Nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nghị định này thay thế Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ- công ty con.

Những quy định mới cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Những quy định mới cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Những quy định mới cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Ngày 26/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp (DN) 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần nhằm thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004. Sự ra đời của Nghị định 109/2007/NĐ-CP là một tất yếu khách quan, phù hợp với thực tế và đồng bộ với các quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006.