Những quy định mới cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Ngày 26/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp (DN) 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần nhằm thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004. Sự ra đời của Nghị định 109/2007/NĐ-CP là một tất yếu khách quan, phù hợp với thực tế và đồng bộ với các quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006.

 

Công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế cũng nằm trong đối tượng cổ phần hoá

 

Nghị định mới bổ sung thêm đối tượng cổ phần hoá là: Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con, công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

 

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể là các nhà đầu tư chiến lược

 

Khác với Nghị định 187/2004/NĐ-CP, Nghị định mới đã mở rộng đối tượng nhà đầu tư chiến lược, không chỉ có các nhà đầu tư trong nước, mà bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời xoá bỏ cơ chế ưu đãi giảm 20% giá bán cổ phần so với giá đấu bình quân. Tại điểm c khoản 3 điều 6 Nghị định mới nêu rõ, nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá đấu giá thành công bình quân.

 

Trước kia, sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài chưa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý vào DN cổ phần hoá.

 

Bên cạnh đó, việc quy định giảm 20% giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là không cần thiết vì các nhà đầu tư này đều có tiềm lực về tài chính, họ góp vốn mua cổ phần với kỳ vọng tham gia quản trị DN. Vì vậy, họ cần được ưu đãi quyền mua cổ phần hơn là ưu đãi giảm giá. Ngoài ra, nếu cổ phần hoá các DN lớn, mà tiếp tục giảm giá bán cho nhà đầu tư chiến lược thì số tiền ưu đãi giảm giá sẽ rất lớn.

 

Bổ sung thêm phương thức mới bán cổ phần lần đầu

 

Nếu như hiện nay mới chỉ quy định phương thức bán đấu giá thì Nghị định mới đã đưa thêm các hình thức bán cổ phần lần đầu khác như bảo lãnh phát hành, và thoả thuận trực tiếp. Nếu áp dụng phương thức đấu giá công khai, DN có khối lượng cổ phần bán ra dưới 10 tỷ đồng thì được đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian. Ngược lại, nếu khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng thì nhất thiết phải đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

 

Nghị định cũng yêu cầu những DN đủ điều kiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan về chứng khoán phải thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch ngay trên Sở Giao dịch chứng khoán/ Trung tâm giao dịch chứng khoán trong quá trình cổ phần hoá. 

 

Quy định này được đưa ra nhằm gắn kết quá trình cổ phần hoá DN nhà nước với việc phát triển thị trường chứng khoán, tăng số lượng và chất lượng các công ty thực hiện đăng ký niêm yết, giao dịch và đảm bảo yêu cầu nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin theo nguyên tắc thị trường. 

 

. (Luật Việt Nam)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 23/2023/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP.

Miễn học phí cho con của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ học tập tại các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông thuộc nhà nước

Miễn học phí cho con của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ học tập tại các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông thuộc nhà nước

Miễn học phí cho con của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ học tập tại các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông thuộc nhà nước

Ngày 22/6, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 106/2007/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ. Theo đó, Nghị định quy định rõ: học sinh là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ được miễn học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Nhà nước.

Nghiêm cấm việc lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Nghiêm cấm việc lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Nghiêm cấm việc lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Đây là nội dung quan trọng được nêu rõ tại Điều 3 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú vừa được Chính phủ ban hành ngày 25/6. Như vậy, cùng với Luật cư trú, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP sẽ là một điểm nhấn trong việc minh bạch hóa toàn bộ thủ tục đăng ký thường trú, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...

Ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (DVĐN). Theo đó, chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DVĐN mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này và doanh nghiệp đó không được kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào khác ngoài DVĐN. Nghị định cũng nghiêm cấm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của khách nợ.