Chuyển đổi doanh nghiệp theo hình thức công ty mẹ-công ty con: Xác định hình thức liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính

Chính phủ đã ban hành Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty Nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nghị định này thay thế Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ- công ty con.

 

Điểm mới của Nghị định 111/2007/NĐ-CP

 

Một trong những điểm mới của Nghị định 111/2007/NĐ-CP là không quy định công ty liên doanh là đơn vị thành viên do tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối. Theo đó, khoản 3 Điều 6 quy định, các đơn vị thành viên do tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối chỉ gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH có cổ phần, vốn góp chi phối của tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các doanh nghiệp do tổng công ty giữ cổ phần, vốn góp chi phối được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật của nước sở tại.

 

Quy định hình thức công ty mẹ-công ty con

 

So với Nghị định 153/2004/NĐ-CP, Chương III của Nghị định 111/2007/NĐ-CP quy định rõ hình thức công ty mẹ-công ty con đối với công ty mẹ là công ty nhà nước (mục 1) khác với công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (mục 2). Cụ thể, quy định về hình thức công ty mẹ-công ty con với công ty mẹ là công ty nhà nước chỉ áp dụng đối với các tổng công ty nhà nước, công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập đã chuyển đổi sang hình thức công ty mẹ-công ty con theo Nghị định 153/2004/NĐ-CP. Các quy định tại mục này chủ yếu không thay đổi so với các quy định tại Chương III, Nghị định 153/2004/NĐ-CP. Theo đó, công ty mẹ có cơ cấu quản lý gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.

 

Khác với quy định cũ, căn cứ vào đặc điểm, quy mô, số lượng công ty con hoạt động tại các địa bàn trong và ngoài nước, chủ sở hữu công ty quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ theo mô hình Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên hoặc mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc, Kiểm soát viên (Mục 2, Chương III, Nghị định 111/2007/NĐ-CP).

 

Quy định về chủ thể phê duyệt Đề án chuyển đổi

 

Theo quy định cũ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển đổi của các Tổng công ty, công ty sau khi có ý kiến đề nghị của Hội đồng thẩm định (Điều 35, Nghị định 153/2004/NĐ-CP).

 

Khác với quy định trên, Điều 41, Nghị định 111/2007/NĐ-CP quy định: người quyết định thành lập tổng công ty, công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty là người phê duyệt đề án chuyển đổi, quyết định lộ trình, việc chuyển đổi tổng công ty, công ty và phê duyệt điều lệ công ty mẹ.

 

 

. (Luật Việt Nam)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Những quy định mới cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Những quy định mới cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Những quy định mới cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Ngày 26/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp (DN) 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần nhằm thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004. Sự ra đời của Nghị định 109/2007/NĐ-CP là một tất yếu khách quan, phù hợp với thực tế và đồng bộ với các quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006.

Miễn học phí cho con của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ học tập tại các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông thuộc nhà nước

Miễn học phí cho con của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ học tập tại các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông thuộc nhà nước

Miễn học phí cho con của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ học tập tại các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông thuộc nhà nước

Ngày 22/6, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 106/2007/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ. Theo đó, Nghị định quy định rõ: học sinh là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ được miễn học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Nhà nước.

Nghiêm cấm việc lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Nghiêm cấm việc lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Nghiêm cấm việc lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Đây là nội dung quan trọng được nêu rõ tại Điều 3 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú vừa được Chính phủ ban hành ngày 25/6. Như vậy, cùng với Luật cư trú, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP sẽ là một điểm nhấn trong việc minh bạch hóa toàn bộ thủ tục đăng ký thường trú, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...