Cách xác định cấp độ dịch Covid-19 theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế

Ngày 27/01/2022, Bộ Y tế đã có Quyết định số 218/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP thay thế Quyết định số 4800/QĐ-BYT.

Theo Hướng dẫn mới, cấp độ đáp ứng dịch tại tuyến xã được xác định bằng cách tổng hợp từ kết quả về mức độ lây nhiễm và mức độ đáp ứng của địa bàn cấp xã, thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Xác định mức độ lây nhiễm (4 mức)

Mức độ lây nhiễm của một địa bàn cấp xã là mức độ cao nhất của 02 chỉ số (1a, 1b) của tiêu chí về tỷ lệ ca mắc mới (tiêu chí 1) và được hiệu chỉnh của 02 chỉ số (2a, 2b) của tiêu chí về độ bao phủ vắc xin (tiêu chí 2) được liệt kê theo bảng dưới đây:

Bảng 1: Xác định mức độ lây nhiễm

Các chỉ số đánh giá nguy cơ lây lây nhiễm

Mức độ

1

Mức độ

2

Mức độ 3

Mức độ

4

Chỉ số 1a. Tỷ lệ ca mắc mới

< 90

90 - <450

450 - 600

> 600

Chỉ số 1b. Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy

< 1

1 - <32

32 - 40

> 40

Sau đó kết hợp với chỉ số 2a và 2b; nếu một trong hai chỉ số hoặc cả hai chỉ số 2a, 2b không đạt mức tối thiểu thì phải nâng mức độ lây nhiễm lên một mức độ (trừ trường hợp đang ở mức độ 4):

- Chỉ số 2a: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo tại thời điểm đánh giá của Bộ Y tế của địa bàn cấp xã tính trên toàn bộ dân số trên điạ bàn (viết gọn là Tỷ lệ tiêm đủ mũi vắc xin, thuộc nhóm mức độ lây nhiễm).

Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi phải đạt tối thiểu 75% tổng dân số tại thời điểm đánh giá.

- Chỉ số 2b: Tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao (không chống chỉ định tiêm chủng) trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa bàn cấp xã (viết gọn là Tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở nhóm nguy cơ cao, thuộc nhóm mức độ lây nhiễm).

Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở người thuộc nhóm nguy cơ cao phải đạt tối thiểu 90% số đối tượng phải tiêm chủng tại thời điểm đánh giá.

Bước 2: Xác định khả năng đáp ứng
Khả năng đáp ứng của một địa phương là khả năng thấp nhất của 02 chỉ số 3a, 3b của tiêu chí đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến (tiêu chí 3) và được hiệu chỉnh của chỉ số 3c của tiêu chí 3 được liệt kê theo bảng dưới đây:

Bảng 2: Xác định khả năng đáp ứng của một địa phương

Chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng của một địa phương

Khả năng cao

Khả năng trung bình

Khả năng thấp

Chỉ số 3a. Tỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc

> 500

200 - 500

< 200

Chỉ số 3b. Tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh Covid-19 còn trống

> 30

10 - 30

< 10

Chỉ số 3c: Tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân (viết gọn là Tỷ lệ giường điều trị tích cực, thuộc nhóm khả năng đáp ứng).

Sau đó kết hợp với chỉ số 3c; nếu chỉ số 3c không đạt mức tối thiểu thì phải giảm khả năng đáp ứng xuống một mức (trừ trường hợp đang ở khả năng thấp).

cach xac dinh cap do dich covid-19 theo huong dan moi
Cách xác định cấp độ dịch Covid-19 theo hướng dẫn mới (Ảnh minh họa)

 

Bước 3: Xác định cấp độ dịch

Cấp độ dịch được xác định dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá mức độ lây nhiễm (4 mức tại bước 1) và Khả năng đáp ứng (03 khả năng tại bước 2), sau đó có thể được hiệu chỉnh bởi chỉ số 1c của tiêu chí 1 theo bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Bảng tính cấp độ dịch


Khả năng đáp ứng

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

Cao

Cấp 1

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Trung bình

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Thấp

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 4

Sau khi tính được cấp độ dịch ở địa bàn cấp xã theo bảng 3 cần sử dụng chỉ số 1c trong tiêu chí 1 để hiệu chỉnh và xác định cấp độ dịch. Nếu chỉ số 1c vượt ngưỡng 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã thì phải nâng cấp độ dịch lên một cấp độ (trừ trường hợp đang ở cấp độ 4).

Nếu có thắc mắc liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199  để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục