Bộ Xây dựng đề xuất mở rộng địa giới hành chính Thủ đô

Quy hoạch vùng Thủ đô đã được Bộ Xây dựng nghiên cứu, soạn thảo. Sau nhiều cuộc hội thảo, lấy ý kiến của các ngành chức năng, địa phương liên quan, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện và có tờ trình số 11/TTr-BXD gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch này.

 

Trong tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề xuất việc mở rộng không gian Thủ đô Hà Nội theo hướng: ranh giới Thủ đô Hà Nội mở rộng, gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Phương án đề xuất mở rộng nêu trên đã có sự xem xét đến quá trình lịch sử phát triển. Trước đây (giai đoạn 1975-1991) khu vực này đã từng thuộc ranh giới của Thủ đô Hà Nội. Hơn nữa, quỹ đất phát triển ở đây chủ yếu là đất gò đồi, không thuộc đất nông nghiệp. Việc mở rộng ranh giới Thủ đô sẽ tạo được không gian phía Tây Thủ đô có môi trường cảnh quan đẹp, rộng rãi, điều kiện địa hình, địa chất phù hợp cho việc phát triển các dự án tầm cỡ quốc gia, quốc tế, như: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Khu Đại học Quốc gia, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, các khu đô thị mới... Đặc biệt, tại đây có thể lựa chọn để phát triển trung tâm chính trị-hành chính  quốc gia mới. 

 

Theo Bộ Xây dựng, thực tế khảo sát, đánh giá hiện trạng Thủ đô Hà Nội cho thấy, những năm gần đây do quá trình đổi mới về kinh tế, thu hút đầu tư, tăng trưởng nhanh, sự hình thành nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, văn hóa, khoa học, giáo dục-đào tạo..., đã thu hút một lượng lớn lao động, dân cư từ các tỉnh trong cả nước về Hà Nội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Hà Nội đang quá tải và gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng, trường học, bệnh viện, công viên cây xanh, nơi vui chơi giải trí, giao thông, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường, cấp điện, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, đất phát triển các đầu mối hạ tầng kỹ thuật, đất phát triển đô thị mới... Mặt khác, do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, các quỹ đất dành cho cây xanh công viên, vành đai xanh đang dần dần bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang phát triển công trình dân dụng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do quỹ đất phát triển của thành phố bị thu hẹp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của Thủ đô. Vì vậy, việc đề xuất mở rộng sẽ bảo đảm có các quỹ đất lớn để phát triển một số khu chức năng quan trọng của Thủ đô, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, các dự án mang tầm quốc gia trước mắt và lâu dài. Đồng thời, giải quyết cho Hà Nội quỹ đất để phát triển các vành đai xanh cung cấp thực phẩm rau xanh, các không gian mở, các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí phục vụ cho nhân dân Thủ đô và các đô thị kế cận trong vùng; tạo quỹ đất phát triển các công trình trọng điểm quốc gia, gồm: Trung tâm hành chính quốc gia, phát triển các đô thị mới, các trung tâm dịch vụ du lịch, nghiên cứu đào tạo và các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, nhằm giải tỏa các khu công nghiệp, các công trình gây ô nhiễm ra khỏi Hà Nội. Ngoài ra, đề xuất mở rộng địa giới hành chính này phù hợp với định hướng phát triển Vùng Thủ đô Hà Nội; phù hợp với các điều kiện địa lý, văn hóa, truyền thống của Thủ đô; và các khu vực đô thị cận kề có mối quan hệ chặt chẽ về lịch sử phát triển, giao thông, kinh tế, các hoạt động đô thị liên quan; ổn định nhanh, không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu hành chính của các địa phương liên quan.

 

Những năm qua, quy mô Thủ đô Hà Nội đã có nhiều thay đổi. Trong gần 20 năm diện tích của nội thành tăng gấp 4,5 lần. Trước kia Hà Nội chỉ có 4 quận nội thành với diện tích hơn 40km2, nay đã có 9 quận nội thành, với tổng diện tích khoảng hơn 178,78km2. Trong khi đó diện tích toàn thành phố vẫn không thay đổi. Vì vậy, việc mở rộng ranh giới Thủ đô Hà Nội là cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển, xứng tầm với quy mô Thủ đô của nước Việt Nam có nền phát triển kinh tế năng động, trên đà hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

 

(Theo Hà Nội Mới)

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát

Chính phủ chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát

Chính phủ chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát

Ngày 3/3/2008, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng vừa ký Công văn 319/TTg-KTTH về việc tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008 theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng chỉ rõ các giải pháp chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng phải tiếp tục tạo điều kiện phát triển lành mạnh thị trường bất động sản cũng như hoàn thiện Đề án ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng thị trường chứng khoán...

Điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá

Điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá

Điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BXD ngày 22/2/2008, hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Việc điều chỉnh giá VLXD được áp dụng đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định.

Công khai kết quả xử lý về quy định hành chính

Công khai kết quả xử lý về quy định hành chính

Công khai kết quả xử lý về quy định hành chính

Ngày 14/2/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 20/2008/NĐ-CP về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân. Theo đó, các kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức sẽ được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị và các hình thức khác...

Hình thành cơ chế khẩn cấp để bình ổn thị trường

Hình thành cơ chế khẩn cấp để bình ổn thị trường

Hình thành cơ chế khẩn cấp để bình ổn thị trường

Một cơ chế "khẩn cấp" để bình ổn thị trường mỗi khi có biến động mạnh về quan hệ cung - cầu do thiên tai, dịch bệnh, khó khăn nguồn cung trong các dịp lễ Tết, hoặc trong những tình huống mất cân đối cục bộ đang được Bộ Công Thương nghiên cứu để ban hành. Cơ chế "khẩn cấp" này không phải là hình thức bù giá hay trợ cấp mà sẽ được thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc Nhà nước đặt hàng doanh nghiệp...