Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng 5 chính sách tại Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Theo đó, Bộ Nội vụ đã đề xuất xây dựng 5 chính sách tại Luật sửa đổi.

Theo đó, tại mục IV về mục tiêu, nội dung của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách tại Tờ trình Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) có nêu rõ, trên cơ sở kết quả đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật Cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề nghị xây dựng 5 chính sách, cụ thể như sau:

Chính sách 1: Đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.

Mục tiêu của chính sách nhằm đổi mới cơ chế quản lý cán bộ, công chức từ kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế sang cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, lấy vị trí việc làm làm cơ sở để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; đồng thời, tạo cơ chế cạnh tranh theo vị trí việc làm dựa trên kết quả công việc, hướng tới nền công vụ thực tài.

Chính sách 2: Hoàn thiện quy định về quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức và những việc cán bộ, công chức không được làm; đạo đức, văn hóa công vụ.

Mục tiêu của chính sách nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; thẩm quyền, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu.

đề xuất xây dựng 5 chính sách tại Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Đề xuất xây dựng 5 chính sách tại Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) (Ảnh minh họa)

Chính sách 3: Hoàn thiện các quy định để đổi mới phương thức quản lý cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số, bảo đảm tăng tính hiện đại, công khai, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.

Mục tiêu của chính sách là tập trung hoàn thiện quy định về quản lý cán bộ, công chức được thực hiện dựa trên dữ liệu và bằng công nghệ số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số.

Chính sách 4: Hoàn thiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định của Đảng và đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật; tiếp tục thể chế thành luật các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ mới ban hành chưa kịp thể chế.

Chính sách 5: Thống nhất nền công vụ từ trung ương, đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Mục tiêu của chính sách nhằm thực hiện liên thông, bình đẳng, nhất quán giữa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, đảm bảo nền công vụ thống nhất từ trung ương, đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Tại Tờ trình Bộ Nội vụ cũng đề xuất về thời gian dự kiến trình thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) như sau:

- Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội.

- Trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 11/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 11 (tháng 4/2026).

Thời gian Luật có hiệu lực dự kiến từ ngày 01/01/2027.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Xem xét cho học sinh mẫu giáo, tiểu học nghỉ học nếu không khí ở mức nguy hại 3 ngày liên tục

Xem xét cho học sinh mẫu giáo, tiểu học nghỉ học nếu không khí ở mức nguy hại 3 ngày liên tục

Xem xét cho học sinh mẫu giáo, tiểu học nghỉ học nếu không khí ở mức nguy hại 3 ngày liên tục

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội có chiều hướng gia tăng, có những thời điểm, chỉ số chất lượng môi trường không khí (giá trị AQI) lên đến mức xấu.