Điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá

Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BXD ngày 22/2/2008, hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng (VLXD).

 

Việc điều chỉnh giá VLXD được áp dụng đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định.

 

Theo hướng dẫn, điều chỉnh giá VLXD được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá VLXD làm tăng chi phí xây dựng công trình ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu.

 

Điều chỉnh hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định sang hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh, cần xác định rõ các nội dung điều chỉnh như: Phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, căn cứ điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh… và chỉ được tính từ thời điểm có biến động giá do chủ đầu tư và nhà thầu xác định phù hợp với tiến độ thực hiện.

 

Việc điều chỉnh giá VLXD dẫn đến vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án sử dụng vốn nhà nước thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định.

 

Điều chỉnh giá VLXD được xác định cho từng hợp đồng thi công xây dựng công trình, từng gói thầu và cho cả dự án. Phần chi phí bổ sung do điều chỉnh giá VLXD được xác định bằng dự toán chi phí xây dựng bổ sung và là căn cứ để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu, điều chỉnh dự toán công trình và điều chỉnh tổng mức đầu tư.

 

Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, xác nhận khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng tăng giá, tổ chức tính toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác của dự toán chi phí xây dựng bổ sung, dự toán điều chỉnh, giá gói thầu, tổng mức đầu tư được điều chỉnh phù hợp với từng thời điểm biến động giá VLXD để làm cơ sở cho việc bổ sung chi phí xây dựng do biến động giá VLXD.

 

Đối với các hợp đồng xây dựng đã được thanh toán xong trong năm 2007 thì không điều chỉnh giá VLXD theo hướng dẫn của Thông tư này.

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

 

 

. (Luật Việt Nam)

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Công khai kết quả xử lý về quy định hành chính

Công khai kết quả xử lý về quy định hành chính

Công khai kết quả xử lý về quy định hành chính

Ngày 14/2/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 20/2008/NĐ-CP về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân. Theo đó, các kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức sẽ được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, website của cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị và các hình thức khác...

Hình thành cơ chế khẩn cấp để bình ổn thị trường

Hình thành cơ chế khẩn cấp để bình ổn thị trường

Hình thành cơ chế khẩn cấp để bình ổn thị trường

Một cơ chế "khẩn cấp" để bình ổn thị trường mỗi khi có biến động mạnh về quan hệ cung - cầu do thiên tai, dịch bệnh, khó khăn nguồn cung trong các dịp lễ Tết, hoặc trong những tình huống mất cân đối cục bộ đang được Bộ Công Thương nghiên cứu để ban hành. Cơ chế "khẩn cấp" này không phải là hình thức bù giá hay trợ cấp mà sẽ được thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc Nhà nước đặt hàng doanh nghiệp...

Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

Quy định mới xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2008/NĐ-CP quy định xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Cụ thể, đó là những hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại mà không phải là tội phạm. Theo đó, các mức phạt đều cao hơn so với trước...

Hà Nội chính thức siết chặt hàng rong

Hà Nội chính thức siết chặt hàng rong

Hà Nội chính thức siết chặt hàng rong

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình vừa ký Quyết định số 02/2008/QĐ-UB ban hành Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn TP. Theo đó, hàng rong chỉ được bán theo thời gian quy định và ở những khu vực cho phép. Quy định này cần thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép người bán hàng rong thực hiện các hoạt động thương mại thông qua các phương tiện như Đài phát thanh phường, xã, thị trấn...