Quốc hội chính thức thông qua Luật Xây dựng (sửa đổi)

Chiều ngày 17/6/2020, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng với tỷ lệ 92,96% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

thông qua Luật Xây dựng sửa đổi

Quốc hội chính thức thông qua Luật Xây dựng sửa đổi (Ảnh minh họa)
 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (gọi tắt là Luật Xây dựng sửa đổi) gồm 03 điều. Theo đó, thêm công trình được miễn giấy phép xây dựng như:

- Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

- Công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng...

Ngoài ra, Luật quy định rõ thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:

- Đối với dự án quan trọng quốc gia, thời gian thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Đối với dự án nhóm A, thời gian thẩm định không quá 40 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 35 ngày.

- Đối với dự án nhóm B, thời gian thẩm định không quá 30 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 25 ngày.

- Đối với dự án nhóm C, thời gian thẩm định không quá 20 ngày, trong đó thời gian thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 15 ngày.

Luật Xây dựng sửa đổi sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.