Quy trình khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người dân có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan đó xem xét lại.

Quy trình khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính

Hiện nay, quy trình khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính được quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011.

- Khiếu nại lần đầu đến một trong những đối tượng sau:

+ Người đã ra quyết định hành chính;

+ Cơ quan có người có hành vi hành chính;

+ Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai.

- Khiếu nại lần hai đến một trong những đối tượng sau:

+ Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu;

+ Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

Quy trình khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính
Quy trình khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính (Ảnh minh họa)

Trường hợp đặc biệt:

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ trưởng) thì khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính

Hiện nay, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính (thời hiệu khiếu nại tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày thứ 7, chủ nhật).

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Trên đây là quy trình khiếu nại hành chính nói chung, áp dụng đối với tất cả lĩnh vực như đất đai, xây dựng, thương mại… Trường hợp khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông, độc giả tham khảo bài viết: Làm gì khi không đồng ý với quyết định xử phạt của CSGT?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hộ khẩu KT3 có được coi là đúng tuyến để học trường công?

Hộ khẩu KT3 có được coi là đúng tuyến để học trường công?

Hộ khẩu KT3 có được coi là đúng tuyến để học trường công?

Đối với học sinh đầu cấp, đặc biệt tại các thành phố lớn, việc được xác định là “đúng tuyến” hay “trái tuyến” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc có được học trường công lập hay không. Vậy, KT3 có được coi là "đúng tuyến" để trẻ đi học?