Chính thức: Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Sáng 29/6/2024, Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 454/465 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93,42%.

Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) gồm 11 chương, 141 Điều và quy định các nội dung:

  • Trợ cấp hưu trí xã hội;
  • Đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng BHXH; các chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện; quỹ BHXH; bảo hiểm hưu trí bổ sung; khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH; quản lý nhà nước về BHXH.
chinh-thuc-quoc-hoi-thong-qua-luat-bao-hiem-xa-hoi-sua-doi
Chính thức: Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Đồng thời, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định gồm 13 đối tượng, trong đó có:

  • Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn, ở thôn, tổ dân phố;

  • Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh;

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp có thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên…

Ngoài ra, tại Luật sửa đổi, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần của người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính theo số năm đóng BHXH trước khi nghỉ theo 07 trường hợp cụ thể...

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục