Chính thức thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi

Với 449/457 đại biểu tham gia - chiếm 92,96% tổng số đại biểu tán thành, sáng nay (18/6/2020), Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14.

Đáng chú ý, Luật đã bổ sung quy định Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan Nhà nước cấp dưới.

Theo đó, thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

Thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi

Thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi (Ảnh minh họa)


Cũng theo Luật này, một văn bản quy phạm pháp luật chỉ có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành trong 03 trường hợp:

- Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên;

- Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành;

- Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt.

Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.