Từ năm 2021, bắt đầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Với mục tiêu nâng cao chất lượng của công chức, Bộ Nội vụ đang dự thảo và lấy ý kiến Đề án thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Lộ trình thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào
Tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đã xác định cần:
Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực.
Tiếp đó, tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định, thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức khi tuyển dụng công chức (trừ một số trường hợp).
Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả.
Theo đó, tại dự thảo Đề án thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức Bộ Nội vụ dự kiến thực hiện theo lộ trình như sau:
- Từ năm 2021 - 2022: Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức đối với các cơ quan Trung ương;
- Từ năm 2023: Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong cả nước.
Nếu dự thảo Đề án này được phê duyệt, công chức sẽ bắt đầu thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào từ năm 2021, trước tiên là công chức ở cơ quan Trung ương.
Từ năm 2021, bắt đầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức? (Ảnh minh họa)
Kiểm định chất lượng đầu vào ít nhất 02 lần/năm
Cũng tại dự thảo Đề án này, Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Trong đó,
Phương án 1:
Quy trình:
- Bước 1: Các thí sinh đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức nộp đơn đăng ký dự tuyển cho đơn vị kiểm định chất lượng đầu vào (Học viện Hành chính quốc gia);
- Bước 2: Học viện Hành chính quốc gia tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức và cấp Giấy chứng nhận cho các thí sinh đạt điều kiện.
=> Giấy chứng nhận này là cơ sở để các cơ quan tuyển dụng công chức thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng. Giấy chứng nhận có giá trị trong 12 tháng kể từ ngày cấp để thí sinh đăng ký tuyển dụng vòng 2.
- Số lần kiểm định: Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào tập trung ít nhất 02 lần/năm. Các thí sinh không đạt yêu cầu được đăng ký thi lại sau 06 tháng kể từ khi kiểm định không đạt ở lần trước.
- Địa điểm kiểm định: Kiểm định tập trung ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế và thành phố Buôn Ma Thuột.
Trường hợp không đủ điều kiện kiểm định tại 04 địa điểm trên thì Học viện Hành chính bố trí nhân sự, phần mềm, ngân hàng đề thi để kiểm định tại địa phương.
Phương án 2:
- Quy trình:
Bước 1: Căn cứ Kế hoạch tuyển dụng, sau khi thông báo tuyển dụng, nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký tuyển dụng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng công chức lập danh sách thí sinh đủ điều kiện về hồ sơ để tham gia kỳ thi tuyển dụng công chức, lập danh sách thí sinh được miễn phần thi ngoại ngữ, tin học tại vòng 01.
Gửi danh sách cho Bộ Nội vụ và Học viện Hành chính quốc gia.
Bước 2: Học viện Hành chính thực hiện kiểm định.
Bước 3: Kết quả kiểm định được gửi về Hội đồng tuyển dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các Bộ, ngành, địa phương để xác định người dự tuyển được thi tiếp vòng 02, đồng thời gửi về Bộ Nội vụ để theo dõi.
- Số lần kiểm định: Thực hiện theo kế hoạch tuyển dụng của cơ quan tuyển dụng.
- Địa điểm kiểm định: Tập trung tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế và thành phố Buôn Ma Thuột.
Trường hợp không đủ điều kiện kiểm định tại địa điểm trên thì Học viện Hành chính bố trí nhân sự, phần mềm, ngân hàng đề thi để kiểm định tại địa phương.
Dự thảo Đề án kiểm định chất lượng đầu vào công chức được lấy ý kiến đến hết 28/7/2020. Bạn đọc tham gia góp ý vui lòng truy cập Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Cấu trúc đề thi công chức theo quy định mới từ 01/12/2020 (26/12/2020 08:00)
- Thủ tục xét tuyển công chức cập nhật mới nhất (23/12/2020 09:00)
- Đậu công chức không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học? (19/12/2020 08:00)
- Nội quy thi tuyển công chức thay đổi thế nào từ 20/01/2021? (12/12/2020 08:00)
- Viết 2 màu mực trong bài thi công chức có thể không bị điểm 0 (09/12/2020 10:54)
- Quy định mới về thời hạn nhận việc khi trúng tuyển công chức (09/12/2020 08:00)
- Nghị định 138/2020: 8 điểm mới về tuyển dụng công chức (08/12/2020 09:00)
- Từ 20/01/2021, chỉ còn 2 trường hợp bị hủy kết quả thi công chức (08/12/2020 08:00)
- Thêm trường hợp thí sinh thi công chức bị đình chỉ thi (06/12/2020 08:00)
- 8 quy định mới về chế độ tập sự của công chức từ 01/12/2020 (04/12/2020 09:03)
- Bị phạt đến 80 triệu nếu làm lộ số điện thoại người khác? (18/02/2021 14:28)
- Sắp sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2021? (03/02/2021 13:00)
- Phải công khai giá khám, chữa bệnh theo yêu cầu (đề xuất) (06/01/2021 11:00)
- Hút thuốc lá trong quán cà phê bị phạt đến 500.000 đồng (đề xuất) (05/01/2021 11:00)
- Sắp có hướng dẫn về tiền ủng hộ Covid được trừ khi tính thuế TNDN? (04/01/2021 11:00)
- Đề xuất cá nhân được vận động quyên góp ủng hộ lũ lụt (29/12/2020 13:30)
- Sẽ điều chỉnh đối tượng tinh giản biên chế là cán bộ, công chức? (16/06/2020 14:00)
- Giáo viên sắp nghỉ hưu có phải nâng chuẩn trình độ không? (16/06/2020 09:30)
- Sắp có thêm trường hợp vượt đèn vàng mà không bị phạt? (13/06/2020 20:00)
- Từ 01/7/2021, sẽ thu phí rác sinh hoạt theo cân nặng? (12/06/2020 13:28)
- Không bắt buộc trẻ dưới 12 tuổi phải ngồi ghế chuyên dụng? (10/06/2020 16:30)