Thế nào là vùng xanh, vùng đỏ, vùng da cam?

Trong Công điện 18 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội vừa ban hành chiều 06/8/2021 đã nhắc đến các yêu cầu khi thiết lập các vùng xanh, da cam, đỏ trên địa bàn Thành phố. Thực chất, các vùng này có ý nghĩa gì?

*** Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 phân chia các vùng thành 04 màu. Màu xanh tương ứng với vùng bình thường mới, màu vàng là vùng nguy cơ, màu cam là nguy cơ cao và màu đỏ là vùng nguy cơ rất cao.

Thế nào là vùng xanh?

Vùng xanh thực chất là các vùng an toàn, vùng không có dịch.

Hiện nay, vùng xanh không chỉ có ở Hà Nội mà nhiều địa phương cũng đang triển khai, đặc biệt là địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Mỗi địa phương sẽ có những cách để khoanh vùng và bảo vệ khu vực vùng xanh khác nhau. Vùng xanh có thể là một ngõ, một khu vực, một hẻm chưa có ca nhiễm Covid-19 nào, được lập chốt chặn và có thông báo ở đầu ngõ, hẻm…

Theo đó, tất cả người lạ đều không được ra vào vùng xanh. Trong trường hợp cấp thiết, ra vào đều phải khai báo y tế, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K. Người vận chuyển hàng hóa đến chỉ được giao tại bàn chốt trực, người dân muốn ra khỏi khu vực phải có giấy đi đường, giấy công tác, phiếu đi chợ.

Mô hình vùng xanh ra đời nhằm đảm bảo không có dịch lọt vào khu dân cư, nếu có cũng không lây nhiễm chéo trong thời gian vàng thực hiện Chỉ thị 16.

Tại Công điện 18, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị mỗi người dân ở vùng xanh ngoài việc chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết cũng nên phát huy vai trò cùng tham gia thành lập các khu vực tự quản. Chính quyền cơ sở thường xuyên tuyên truyền, kiểm soát việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh.

Thế nào là vùng xanh, vùng đỏ, vùng da cam?
Thế nào là vùng xanh, vùng đỏ, vùng da cam?

Thế nào là vùng da cam?

Vùng da cam được hiểu là vùng nguy cơ, vùng có khả năng lây nhiễm Covid-19 lớn. Vùng da cam gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh…

Tại vùng da cam, Hà Nội cho phép chính quyền cơ sở phê duyệt phương án phòng chống dịch, chỉ cho hoạt động khi đảm bảo các quy định phòng chống dịch.

Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát qua việc tiếp nhận các ý kiến giám sát của nhân dân trên địa bàn hoặc qua công tác kiểm tra, giám sát của các lực lượng chức năng, chính quyền cơ sở.

Mỗi cán bộ, công chức, người lao động, người dân tại vùng da cam cần nghiêm túc chấp hành việc khai báo y tế bằng mã QR Code khi đến làm việc, lao động hoặc mua sắm.


Thế nào là vùng đỏ?

Vùng đỏ là khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly. Vùng này là vùng tương đối nguy hiểm, người dân không nên đến gần để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Khu vực trong vùng đỏ phải tập trung khoanh vùng, xét nghiệm nhanh, cách ly sớm và thu hẹp phạm vi có dịch, dập dịch nhanh nhất có thể.

Đối với vùng đỏ, Hà Nội yêu cầu:

- Chính quyền cơ sở quyết định các biện pháp phong tỏa hoặc cách ly y tế với diện tích phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh và nguy cơ; chủ động quyết định các biện pháp cao hơn đảm bảo không để dịch bệnh lây lan trong khu vực và kiểm soát, khống chế trong thời gian ngắn nhất.

- Người dân trong khu vực chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của chính quyền cơ sở.

Trước tình hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, mỗi người dân cần tự giác để khu vực vùng xanh không phải chuyển màu, thu hẹp, tháo dỡ vùng đỏ, và luôn đảm bảo an toàn trong vùng da cam, nhanh chóng chuyển da cam thành xanh...

>> Hà Nội cách ly xã hội toàn Thành phố đến 6 giờ ngày 23/8/2021

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Có phải cập nhật mã ngành, nghề mới khi thay đổi đăng ký kinh doanh?

Có phải cập nhật mã ngành, nghề mới khi thay đổi đăng ký kinh doanh?

Có phải cập nhật mã ngành, nghề mới khi thay đổi đăng ký kinh doanh?

Mã ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay được sử dụng theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Những doanh nghiệp đăng ký thành lập trước thời điểm văn bản này có hiệu đang sử dụng các mã ngành, nghề cũ. Vậy doanh nghiệp có phải chủ động cập nhật mã ngành, nghề mới không?